27/03/2025 15:54 GMT+7

Học sinh làm ứng dụng sáng tác đờn ca tài tử

Chỉ cần gõ văn bản yêu cầu sáng tác một bản nhạc đờn ca tài tử vào ứng dụng sáng tác Đờn ca tài tử Nam Bộ, có ngay một bản nhạc với tiết tấu như ý.

đờn ca tài tử - Ảnh 1.

Nhật Bảo và Tấn Đức trao đổi về các vấn đề trong dự án nghiên cứu - Ảnh: MỸ DUNG

Đó là sản phẩm "Ứng dụng học sâu trong sáng tác nhạc tự động, định hướng bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử Nam Bộ" của đôi bạn Nguyễn Tấn Đức và Hà Nhật Bảo, lớp 11 chuyên tin 1, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. 

Sản phẩm vừa xuất sắc giành giải nhất Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia năm học 2024-2025.

Nhiều lúc không biết bắt đầu lại từ đâu nhưng công cụ cuối cùng đã nhận được sự gật đầu của những chuyên gia trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc đờn ca tài tử Nam Bộ đã làm chúng em vỡ òa. Chúng em thực sự rất vui mừng.

Nhật Bảo

6 tháng với nhiều đêm thức trắng

Nguyễn Tấn Đức và Hà Nhật Bảo là đôi bạn cùng lớp, có niềm yêu thích đối với âm nhạc, đặc biệt muốn lưu giữ, bảo tồn và phát huy được nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam trong bối cảnh cuộc sống ngày càng hiện đại và người trẻ ngày càng ít có cơ hội tiếp xúc với các loại nhạc cổ truyền dân tộc. 

Cùng với niềm yêu thích đó, Tấn Đức còn có nền tảng kiến thức âm nhạc khi em sinh ra trong một gia đình có truyền thống chơi nhạc nên em có những am hiểu nhất định về nhạc lý để có thể thực hiện mong muốn khó nhằn này.

"Chúng em muốn tạo ra một công cụ mà tất cả mọi người có thể làm ra bản nhạc mà không cần phải hiểu sâu về nhạc lý. Sở dĩ chúng em chọn thực hiện công cụ có thể tạo ra những bản đờn ca tài tử Nam Bộ vì đây cũng là thể loại nhạc mà chúng em yêu thích, cũng như mong muốn gìn giữ", Hà Nhật Bảo kể về lý do những ngày đầu đôi bạn đến với dự án.

Tuy đôi bạn có cả kiến thức âm nhạc và lại là những học sinh chuyên tin, đã tiếp cận việc viết code và AI từ lâu, nhưng để tạo ra một công cụ có thể sáng tác các bản nhạc đờn ca tài tử Nam Bộ là một công việc khó khăn với nhiều thử thách.

"Một khó khăn lớn của chúng em là dữ liệu về đờn ca tài tử Nam Bộ rất ít và tản mạn nên việc tìm dữ liệu để cho AI học là một thách thức. Mặt khác, các bản nhạc đờn ca tài tử cũng rất dài nên cần nhiều yếu tố kỹ thuật, cần có quá trình xử lý phức tạp. Hơn nữa, để có thể tạo ra công cụ này phải cần một máy chủ rất mạnh", Tấn Đức cho biết.

Không nản lòng với những khó khăn, thử thách đó, Tấn Đức và Nhật Bảo đã chia việc ra để làm và hai bạn cũng tìm đến những người có chuyên môn sâu trong âm nhạc cổ truyền, trong đờn ca tài tử Nam Bộ như PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm để thêm tư liệu, thử sai cho sản phẩm.

Vậy là từ tháng 9-2024 với nhiều đêm thức trắng, Tấn Đức và Nhật Bảo đã vượt qua thử thách này đến thử thách khác với hàng loạt lần thử sai để cho ra công cụ sáng tác nhạc đờn ca tài tử Nam Bộ.

Đưa đờn ca tài tử Nam Bộ đến với giới trẻ

Sau sáu tháng thực hiện, Tấn Đức và Nhật Bảo đã cho ra ứng dụng sáng tác nhạc đờn ca tài tử Nam Bộ. Dù đây là một thành công lớn nhưng đôi bạn vẫn chưa hài lòng.

"Trong hướng nghiên cứu sắp tới, chúng em sẽ hướng đến hai vấn đề chính. Thứ nhất, cho phép mô hình AI có thể tạo nhạc có giọng hát. Vì giọng hát rất quan trọng trong dòng nhạc đờn ca tài tử Nam Bộ. Và thứ hai, cho phép mô hình tạo ra những bản phối kết hợp nhạc cổ và nhạc hiện đại để những người trẻ tiếp cận với dòng nhạc cổ, để ai cũng có thể tạo ra những bản phối như vậy. 

Mong muốn của chúng em là mô hình AI có thể đóng góp vào bảo tồn dòng nhạc cổ truyền này của dân tộc, để nó ngày càng có sức sống mãnh liệt hơn nữa trong cuộc sống hiện đại" - Tấn Đức chia sẻ.

Với những mong muốn như vậy, Tấn Đức và Nhật Bảo cho biết sau khi các em hoàn thành mô hình AI với các tính năng nói trên, các em dự kiến sẽ tạo ra một ứng dụng miễn phí.

"Trong quá trình thực hiện công cụ này, một khó khăn lớn của chúng em là phải có máy chủ rất mạnh để hoàn thành việc nghiên cứu. May mắn là chúng em đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí một phần từ nhà trường và một phần từ gia đình. 

Đặc biệt, chúng em nhận được những chỉ dẫn rất cần thiết, quan trọng của thầy giáo hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu. Chúng em vô cùng cảm ơn", Nhật Bảo và Tấn Đức cùng cho biết. 

Không ngại khó

Dự án xuất phát từ chính đam mê âm nhạc của các em và giáo viên hướng dẫn. Cả hai học sinh đều giỏi, biết việc mình phải làm và có trách nhiệm trong việc hoàn thành công việc được giao.

Hiện tại nói đến học sâu thì ai cũng thấy quen thuộc, tuy nhiên những thứ mà nhóm ứng dụng đều mới, có những kỹ thuật chưa được ứng dụng thực tế, do đó cần phải lập trình và kiểm thử nhiều lần. Tuy nhiên các em không ngại khó, luôn tìm các hướng để dự án đạt kết quả tốt nhất.

Khi làm việc chung với nhau và với giáo viên hướng dẫn, các em đều luôn lắng nghe, tôn trọng và thực hiện tốt những quy định đặt ra.

Thầy Đỗ Quốc Anh Triết (giáo viên môn tin học, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - thầy giáo hướng dẫn)

Nhóm học sinh làm bộ trò chơi về lịch sử Việt Nam

Tận dụng sức hút của board game, nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình, TP.HCM) đã tạo ra bộ trò chơi ‘Hồn thiêng đất Việt’.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Theo sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ nhờ người trông giúp đã đỗ nguyện vọng 1 vào lớp 10.

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại nhưng với rất nhiều thí sinh, thử thách lớn hơn lại bắt đầu: chọn ngành gì, trường nào?

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Tránh sai lầm khi chọn tổ hợp môn lớp 10

Đã có trường hợp học sinh mất rất nhiều thời gian, thậm chí phải "làm lại từ đầu" khi chọn sai tổ hợp môn học ở lớp 10.

Tránh sai lầm khi chọn tổ hợp môn lớp 10

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Bộ Quốc phòng vừa có giải đáp cử tri về việc đề nghị có quy định tạo điều kiện để quân nhân được công tác gần nhà nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm phục vụ lâu dài.

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Trường Quốc tế TAS: Giá trị vững bền với học phí hợp lý

The American School (TAS) nổi bật như một lựa chọn vững chắc với tầm nhìn dài hạn rõ ràng, chất lượng học thuật bền vững và môi trường học tập đa văn hóa, lấy học sinh làm trung tâm.

Trường Quốc tế TAS: Giá trị vững bền với học phí hợp lý

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar