15/05/2014 06:11 GMT+7

Học sinh cá biệt vẫn được giấy khen?

NGUYỆT LONG (Thanh Xuân, Hà Nội)
NGUYỆT LONG (Thanh Xuân, Hà Nội)

TT - Ít ngày nữa trường tôi tổng kết cuối năm học, tôi thấy buồn và hoài nghi về danh sách những tấm giấy khen mà nhà trường sẽ phát cho các em.

Phóng to

Tôi chủ nhiệm lớp 6. Lớp tôi chỉ có ba em là học sinh giỏi, năm em là học sinh tiên tiến (trên tổng số 37 học sinh). Hôm họp phụ huynh, một số cha mẹ thắc mắc sao con họ không được giấy khen, tôi trả lời rằng các cháu chưa đạt thì có người phẫn nộ: “Hồi cấp I con tôi năm nào cũng là học sinh giỏi, sao năm nay cô làm chủ nhiệm lại gạt cháu ra ngoài?”.

Một lớp có 39 học sinh thì 33 em được nhận giấy khen (gồm cả tiên tiến và giỏi). Tôi thắc mắc chỉ nhận được lời thanh minh: “Có cái giấy khen tiếc gì mà không cho chúng nó?”.

Tôi phân tích cặn kẽ rằng lực học và ý thức học tập của cháu chưa đủ tiêu chuẩn nhận giấy khen, nhưng một số phụ huynh vẫn không đồng tình, còn cho rằng tôi khắt khe trong chọn lựa học sinh khá giỏi khiến con họ thiệt thòi. Rồi có phụ huynh còn kể lể hằng năm phải đóng rất nhiều khoản tiền cho nhà trường, vậy mà cô giáo “bủn xỉn” thành tích với các cháu. Một phụ huynh còn nói rằng thành tích ở lớp dưới rất quan trọng đối với tương lai của các cháu sau này. Có phụ huynh còn to tiếng trách móc tôi không thương học trò, để các cháu về “tay trắng” sau một năm học hành vất vả. Có phụ huynh còn bỏ về trước và tuyên bố sẽ chuyển con họ sang học trường mới...

Nhìn sang các lớp khác, tôi thấy ái ngại vì tỉ lệ được giấy khen khá cao. Tôi dạy toán lớp 7 nên nhận thấy trong lớp chỉ có khoảng 6-7 em học khá giỏi. Thế nhưng trong danh sách tới 11 em là học sinh giỏi và 13 em học sinh tiên tiến.

Một lớp khác có một em là học sinh cá biệt, thường xuyên quậy phá, không chịu học bài cũ, nghịch ngợm nhưng vẫn nằm trong danh sách học sinh tiên tiến. Tôi thắc mắc với giáo viên chủ nhiệm lớp ấy vì sao lại có sự nhầm lẫn đáng tiếc như thế thì nhận được câu trả lời: “Thôi thì chín bỏ làm mười, châm chước cho em ấy để năm sau em ấy phấn đấu”.

Cứ mỗi khi tổng kết (học kỳ I hoặc cả năm), tôi lại thấy ngán ngẩm vì tệ phát giấy khen đại trà của nhà trường. Trong lớp càng có nhiều em là học sinh khá giỏi thì thầy cô chủ nhiệm sẽ được khen thưởng thành tích. Có một lớp có tới 33/38 học sinh nhận giấy khen (gồm cả tiên tiến và học sinh giỏi). Tôi thắc mắc chỉ nhận được những cái cười trừ. Có người còn nói rằng tôi cũ rích, đi sau thời thế, không biết nắm bắt cái mới và người như tôi đã lạc hậu rồi, chậm tiến rồi...

Tôi đem băn khoăn của mình tâm sự với một người bạn cũng là giáo viên (ở một trường THCS khác) thì được biết ở trường bạn cũng diễn ra “nạn” phát giấy khen đại trà tương tự. Nhất là khi người bạn ấy còn khuyên tôi đừng nên cứng nhắc quá, kẻo bị học sinh ghét, phụ huynh ghét mà bản thân mình lại mang tiếng là “tay nghề” kém, đơn giản vì lớp do mình làm công tác chủ nhiệm có tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp. Rằng người ta như vậy, mình không theo thì thiệt!?

NGUYỆT LONG (Thanh Xuân, Hà Nội)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar