15/03/2019 18:32 GMT+7

Học nghề lương chục triệu/tháng, nhưng tâm lý học sinh còn nặng nề bằng cấp

CHÍ HẠNH
CHÍ HẠNH

TTO - Ngày 15-3, tại Vĩnh Long, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) phối hợp cùng Trường ĐH SPKT Vĩnh Long tổ chức hội nghị đánh giá công tác tuyển sinh, đào tạo, giải quyết việc làm năm 2018, triển khai nhiệm vụ 2019 các tỉnh, thành phía Nam.


Học nghề lương chục triệu/tháng, nhưng tâm lý học sinh còn nặng nề bằng cấp - Ảnh 1.

Số lượng học sinh, sinh viên chọn học nghề đang có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bạn tâm lý chuyện phân biệt bằng cấp

Tại hội nghị, tiến sĩ Trương Anh Dũng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết trong năm 2018, Tổng cục đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai nhiều giải pháp trong công tác tuyển sinh.

Trong đó, tập trung có công tác tuyển sinh, đào tạo văn hóa bậc THPT trong các trường trung cấp, cao đẳng; tăng cường tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ trung cấp đối với học sinh tốt nghiệp THCS.

Bên cạnh đó là tăng cường công tác giải quyết việc làm giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Cũng trong năm 2018, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã triển khai, phối hợp với các cơ quan báo chí, các trường THPT, THCS và cao đẳng tuyên truyền để học sinh và phụ huynh nắm bắt nhiều chính sách ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

"Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã tăng cường hợp tác với các nước trong xuất khẩu lao động tay nghề, ký kết hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số tập đoàn kinh tế lớn trong việc gắn kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thời gian qua, đã có nhiều trường cam kết với học sinh, sinh viên sau khi ra trường không có việc làm như mong đợi thì sẽ hoàn trả học phí. Người tốt nghiệp được ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp ngay sau lễ tốt nghiệp. Do đó, năm qua công tác tuyển sinh, đào tạo đạt 100,5% chỉ tiêu đề ra", ông Dũng cho biết.

Ông Nguyễn Gia Liêm, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cũng cho biết, xu hướng xuất khẩu lao động có tay nghề hiện nay tập trung các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc....

Các nước này đã ban hành luật và chính sách rộng cửa hơn cho đội ngũ lao động có tay nghề nước ngoài sang đây làm việc. Tuy nhiên, điều bắt buộc là phải có trình độ tay nghề tốt và ngoại ngữ các nước sở tại.

Cục quản lý lao động ngoài nước cũng đang xúc tiến đàm phán với các đối tác nhận lao động nới hơn các điều kiện này.

Trong tương lai nhu cầu tuyển dụng lao động xuất khẩu là lớn. Điển hình như một số thị trường mới như các nước khối EU.

Hội nghị lần này thu hút gần 30 bài tham luận của các đơn vị là Sở LĐTB&XH, các trường cao đẳng khu vực phía Nam tham gia góp ý.

Đa số các đại biểu cho rằng quá trình triển khai công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua đã có tín hiệu rất đáng mừng, số lượng học sinh ngày càng quan tâm hơn đến giáo dục nghề nghiệp.

Có những trường, học sinh chỉ tốn từ 8 đến 10 triệu đồng là có được một tay nghề, sau khi tốt nghiệp đã được ký ngay hợp đồng lao động với mức lương từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại bất cập như cơ sở vật chất đào tạo nghề chưa hiện đại, tâm lý bằng cấp của phụ huynh và học sinh còn khá nặng nề.

Học nghề lương chục triệu/tháng, nhưng tâm lý học sinh còn nặng nề bằng cấp - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp - Ảnh: CHÍ HẠNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua đã có nhiều bước khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn còn đó những bất cập. Những bất cập này tập trung chủ yếu ở tâm lý của học sinh về bằng cấp, công tác tuyển sinh của các trường cao đẳng, đại học và các tổ chức giáo dục nghề nghiệp.

"Chúng tôi cũng đã xây dựng nhiều phương án để khắc phục tình trạng này, chuẩn bị các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, phối hợp cùng các địa phương, các Sở và các trường THCS, THPT trong cả nước tổ chức tư vấn, tuyên truyền và định hướng nghề nghiệp, từ đó dần thay đổi nhận thức nghề cho các em học sinh.

Bên cạnh đó, Tổng cục cũng sẽ chỉ đạo các trường giáo dục nghề nghiệp nâng cao chất lượng giảng dạy, đầu tư thiết bị đào tạo tiên tiến, kết hợp thật chặt chẽ với doanh nghiệp trong liên kết tạo việc làm sau đào tạo. Từ đó mới nâng cao tỉ lệ tuyển sinh trong công tác giáo dục nghề nghiệp", ông Minh nhấn mạnh.

Song song đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng xây dựng kế hoạch tổ chức các phiên giới thiệu việc làm, đẩy mạnh công tác chỉ đạo giáo dục nghề nghiệp gắn liền với doanh nghiệp, thay đổi phương thức hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên. Chỉ đạo tăng cường tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp ở khối THCS, hoặc xây dựng phương án miễn giảm học phí cho các em THCS, THPT tham gia học nghề.

CHÍ HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM mới có 5 trường THPT chuyên.

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng

Với nhiều sinh viên, mùa hè là thời điểm vàng để làm đẹp hồ sơ xin việc (CV), tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Hiện nay, một số công cụ như Turnitin và GPTZero có khả năng phát hiện đạo văn, bài luận do AI 'sáng tác' hay số liệu ảo, biểu đồ ảo...

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Năm 2025, mức thu học phí các trường đại học cao hơn năm ngoái và sẽ tiếp tục tăng qua từng năm theo lộ trình.

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau) kết luận nhiều nội dung sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo và tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu.

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar