22/07/2014 07:36 GMT+7

Hoàng thành Thăng Long kêu cứu

hà hương
hà hương

TT - Nhiều nhà khoa học vừa cùng ký tên vào bản kiến nghị gửi Chính phủ về việc bảo vệ khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Vùng lõi di sản Hoàng thành Thăng Long đã trở thành một công trường xây dựng ngổn ngang (ảnh chụp từ khu A-B 18 Hoàng Diệu ngày 19-7) - Ảnh: Hà Hương

Nhà khoa học của ba hội: Khoa học lịch sử VN, Di sản văn hóa VN, Khảo cổ học VN vừa cùng ký tên vào bản kiến nghị khẩn cấp gửi Chính phủ về việc bảo vệ di sản thế giới khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Theo các nhà khoa học, “vi phạm rất nghiêm trọng”, “di tích bị xâm hại”, “hố khảo cổ bị ngập nước” là những thực trạng đang diễn ra tại di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Các nhà khoa học khẳng định khu C-D thuộc khu di sản sau khi bàn giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà Quốc hội và hội trường Ba Đình đã không có sự giám sát của cơ quan bảo tồn, “từ đó dẫn tới việc các cơ quan xây dựng bừa bãi, bất chấp các quy định của Nhà nước về công tác bảo tồn”.

"Vì trách nhiệm bảo tồn một di sản thế giới tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa của Thăng Long - Hà Nội và của cả dân tộc, chúng tôi khẩn thiết kiến nghị Chính phủ, các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm và có sự chỉ đạo kiên quyết, kịp thời để chấm dứt những vi phạm đối với di sản. Theo chúng tôi, nếu không khắc phục được khẩn cấp và có hiệu quả, chắc chắn khu di sản sẽ bị Unesco cảnh báo và có nguy cơ bị rút khỏi danh sách di sản thế giới"
Các nhà khoa học cảnh báo trong kiến nghị

“Hậu quả tai hại”

Khảo sát của các nhà khoa học ngày 15-7 cho thấy: “Các hố khảo cổ bị ngập nước, thành hố bị xói lở, các di tích trong lòng hố bị xâm hại cực kỳ nghiêm trọng. Công nhân xây dựng tự do ra vào trong khu di sản, quanh các hố khảo cổ trong điều kiện không có cán bộ bảo tồn giám sát nên không tránh khỏi những va chạm làm một số di tích, di vật trong các hố khảo cổ bị xê dịch và có thể mất mát. Nhiều hố khảo cổ bị rác, vật liệu xây dựng vứt ném bừa bãi, làm hỏng các di sản khảo cổ đã xuất lộ”. Bản kiến nghị đánh giá những hiện tượng trên đã “vi phạm cực kỳ nghiêm trọng Luật di sản văn hóa và Công ước quốc tế về bảo vệ di sản thế giới của Unesco.

Đây là “hậu quả tai hại” của việc sau khi giao khu C-D cho ban quản lý dự án thì Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội gần như bị vô hiệu hóa, cán bộ ra vào tác nghiệp phải xin phép và gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, theo đánh giá bộ phận của di sản khảo cổ nằm dưới con đường cứu hỏa cho nhà Quốc hội đã bị phá hủy nghiêm trọng. Cụ thể, “tại khu vực giáp ranh giữa nhà Quốc hội và khu di sản đã xây dựng xong phần lớn các thành phần của con đường cứu hỏa với một bức tường bằng bêtông cốt thép nằm trong phạm vi di sản...”.

Chưa hết, “toàn bộ khu khảo cổ C-D đã biến thành công trường xây dựng vô cùng ngổn ngang với những container, vật liệu xây dựng, phế thải, xe máy, nhà ở của công nhân và đặc biệt phản cảm là một dãy nhà vệ sinh công cộng đặt ngay trên mặt bằng của di sản thế giới”.

Trước tình hình khẩn cấp đó, ba hội đã đồng loạt kiến nghị Chính phủ cần “xem xét cử đoàn thanh tra, đánh giá tình hình xây dựng vi phạm Luật di sản văn hóa tại khu di sản, đánh giá nguyên nhân để xảy ra tình trạng đáng tiếc tại khu C-D”.

Tuy nhiên theo các nhà khoa học, trước mắt cần phải tiến hành cứu nguy các hố khai quật bị ngập nước và bị hư hỏng, nghiên cứu và thực hiện biện pháp lấp cát bảo tồn di tích trong lòng đất. Ngoài ra, “ban quản lý dự án phải chịu sự giám sát của cơ quan bảo tồn, phải thu dọn ngay những nhà ở của công nhân, nhà vệ sinh công cộng và tất cả tình trạng bừa bãi hiện nay, trả lại mặt bằng của khu di sản”.

Vi phạm luật pháp quốc gia và quốc tế

Trước đó, tại cuộc họp hội đồng tư vấn ngày 17-2-2014, theo trình bày của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà Quốc hội và hội trường Ba Đình, để hoàn thiện công trình nhà Quốc hội cần có con đường cứu hỏa giáp với khu di sản đã được Unesco công nhận là di sản thế giới.

Theo đó, diện tích lấn sang khu di sản khoảng 450m2. Hội đồng tư vấn khoa học của UBND TP Hà Nội, trong đó có đại diện ba hội, đã kịch liệt phản đối nhưng “chúng tôi rất ngạc nhiên là một bản thiết kế vi phạm pháp luật quốc gia và quốc tế như vậy lại được phê duyệt” - bản kiến nghị ký ngày 18-7 nói rõ.

Bản kiến nghị cũng nói thêm: “Tuy nhiên, do yêu cầu khẩn trương hoàn thành xây dựng nhà Quốc hội, hội đồng tư vấn khoa học đã đưa ra một giải pháp dung hòa là thiết kế xây dựng một ranh giới mềm giữa nhà Quốc hội và khu di sản, phần trên rải cỏ với điều kiện khi thi công đơn vị xây dựng không được đào sâu vào lòng đất vượt quá 1m để không xâm hại di sản. Mặt khác, hội đồng cũng yêu cầu khi thi công các hạng mục của hạ tầng kỹ thuật tại khu vực C-D, các đơn vị liên quan phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật di sản văn hóa và chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý di sản với yêu cầu bảo vệ an toàn tuyệt đối khu di sản”.

Với thực tế được các nhà khoa học ghi nhận tại cuộc khảo sát ngày 15-7 thì tất cả cam kết này đã không được thực hiện. Một nhà khoa học bức xúc: “Đây là khu lõi của di sản, Việt Nam đã xếp là di tích quốc gia đặc biệt, Unesco đã công nhận di sản thế giới. Có nghĩa đây là nơi bất khả xâm phạm. Nhưng giao khu lõi cho một cơ quan xây dựng là một sai lầm và cuối cùng đã dẫn đến những hậu quả lớn như chúng ta vừa thấy”.

hà hương

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar