02/02/2024 11:33 GMT+7

Hoàng cung Huế dựng nêu đón Tết Nguyên đán

Thuở xưa, chỉ khi thấy cây nêu bên trong Hoàng cung Huế được dựng lên cao thì cả Kinh thành mới bắt đầu cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Đoàn rước cây nêu bên trong Hoàng cung Huế sáng 2-2 - Ảnh: NHẬT LINH

Đoàn rước cây nêu bên trong Hoàng cung Huế sáng 2-2 - Ảnh: NHẬT LINH

Sáng 2-2, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tái hiện lại lễ dựng nêu đón Tết bên trong Hoàng cung Huế theo đúng với lễ nghi cung đình dưới triều Nguyễn.

Dưới triều Nguyễn, lễ dựng nêu trong hoàng cung báo hiệu cho cả nước biết rằng đã bắt đầu kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán, mọi công việc hành chính trên cả nước cũng dừng lại, người dân trong Kinh thành sau đó sẽ bắt đầu dựng nêu và dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị cho những ngày nghỉ Tết.

Lễ dựng nêu bắt đầu bằng nghi thức rước nêu. Đoàn người gồm quân lính, kèn nhạc, cờ lọng…cùng rước một cây nêu dài hơn 15m đi từ cửa Hiển Nhơn đến Ngọ Môn, qua điện Thái Hòa rồi dừng lại tại Thế Miếu.

Cây tre được chọn làm nêu phải là cây tre thẳng, phần ngọn xum xuê…

Sau phần lễ tế nêu, vị quan chủ tế khấn lạy thần linh rồi buộc một chiếc ấn vàng, một hộp quà, một dải lụa lên phần ngọn của cây nêu. Sau đó, vị quan gõ ba hồi chiêng lớn rồi ra hiệu toàn bộ quân lính chung tay dùng hết sức kéo cây nêu nặng lên cao.

Đoàn rước nêu đi ngang khu vực Ngọ Môn trong sự thích thú của du khách tham quan - Ảnh: NHẬT LINH

Đoàn rước nêu đi ngang khu vực Ngọ Môn trong sự thích thú của du khách tham quan - Ảnh: NHẬT LINH

Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm kèm lễ nhạc cung đình nên thu hút rất đông du khách tham quan Hoàng cung Huế tham gia.

Theo quan niệm dân gian, sau ngày 23 tháng chạp âm lịch, khi ông Công, ông Táo lên chầu Ngọc hoàng thì dưới hạ giới sẽ không còn vị thần nào bảo vệ dân chúng. Để tránh sự quấy phá của các loài dạ quỷ, người dân thường dựng một cây nêu cao, bên trên buộc bùa chú…để xua đuổi tà ma.

Dưới triều Nguyễn, vào ngày 23 tháng chạp hằng năm, triều đình sẽ cho dựng nêu bên trong Hoàng cung Huế để báo với dân chúng đã đến lúc nghỉ Tết. 

Cây nêu trong hoàng cung là cây nêu cao nhất nước. Người dân trong Kinh thành không được phép dựng nêu cao hơn so với cây nêu ở trong hoàng cung.

Nêu sẽ được treo đến ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch và triều đình sẽ làm lễ hạ nêu, bắt đầu cho một năm làm việc mới.

Dựng nêu đón Tết trong hoàng cung Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Dựng nêu đón Tết trong hoàng cung Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Ngắm những lão mai vàng Huế tiền tỉ khoe sắc bên sông Hương

Hàng trăm cây mai vàng và cả những “cụ mai” tuổi đời gần trăm năm đã tụ về công viên Thương Bạc bên dòng sông Hương, để cùng dự Ngày hội Hoàng mai Huế 2024.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar