18/11/2020 09:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hoa ân tình vẫn tỏa hương

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Chưa năm nào học bổng Tiếp sức đến trường lại trong hoàn cảnh rất đặc biệt như năm nay. Miền Trung liên tiếp gánh chịu bão lũ trong khi miền Tây vừa trải qua đợt hạn mặn khiến những tân sinh viên nghèo thêm kiệt quệ.


Hoa ân tình vẫn tỏa hương - Ảnh 1.

Học sinh vùng lũ Hà Tĩnh nhận học bổng "Tiếp sức đến trường" chiều 17-11 - Ảnh: DOÃN HÒA

Bạn đọc cũng chật vật với một năm kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp điêu đứng trước dịch bệnh. Dù vậy, hơn 1.000 suất học bổng vẫn gửi trao, bắt đầu từ vùng đất học Quảng Trị với 132 suất học bổng đầu tiên.

Cả khúc ruột miền Trung oằn mình trước thiên tai khiến cuộc sống người dân nghèo xứ này vốn đã cơ cực nay càng thêm lao đao. Trong thư gửi đến chương trình, không ít tân sinh viên kể rằng vì khó, vì nhà cửa đổ nát, vì thương mẹ cha nhọc nhằn mà lưỡng lự đi tiếp hay dừng lại để chấp nhận đầu hàng trước số phận, khước từ giấc mơ giảng đường.

Trong cơn bĩ cực, các tân sinh viên nghèo rất cần những tấm lòng chia sẻ để giúp các bạn được đi tiếp con đường học. Thấu hiểu nghịch cảnh đó, khi hồ sơ xin học bổng dồn dập gửi về chương trình, Tuổi Trẻ quyết định phải giữ số suất học bổng bởi bớt đi một suất là gạt đi ước mơ của một trái tim hiếu học đang kỳ vọng vào những cánh tay nghĩa tình.

Và mong muốn ấy đã thành hiện thực khi nhiều bạn đọc, các doanh nghiệp tài trợ dù khó khăn bởi COVID-19, bằng nhiều cách, đã rướn lên một chút để không chỉ duy trì kinh phí mà còn tăng giá trị học bổng.

Một giám đốc doanh nghiệp ở Bình Dương đã vận động bạn bè góp 300 triệu đồng, nhiều gấp 3 lần kinh phí mà vị này hỗ trợ các năm trước. Hơn thế, ông còn tặng 10 suất học bổng mỗi năm đến khi các bạn tốt nghiệp.

Một giám đốc bệnh viện hằng tháng nhờ phóng viên Tuổi Trẻ gửi riêng 3 sinh viên miền Trung ít tiền lương để các bạn hoàn thành 4 năm đại học sau khi đọc câu chuyện trên báo. Có những em học sinh tích cóp vài chục ngàn đồng, có những bạn đọc giấu tên ủng hộ cả trăm triệu hay những tấm lòng vàng vẫn gửi đến chương trình hàng trăm triệu đồng mỗi mùa học bổng...

Thậm chí có những tân sinh viên khi Tuổi Trẻ giới thiệu câu chuyện, nhiều bạn đọc ủng hộ nhưng đã sớt chia tấm lòng cho những người cùng cảnh ngộ. Nhờ thế, tuổi 18 của Tiếp sức đến trường vẫn đong đầy yêu thương và nguồn lực như chính độ tuổi của các tân sinh viên.

Vâng, khó khăn bủa vây nhưng hoa ân tình vẫn tỏa hương.

Hàng chục năm nay, các hoạt động sau mặt báo của Tuổi Trẻ luôn đồng hành cùng bạn đọc. Năm nay số lượng chương trình tăng lên, phải đột xuất trao những đợt học bổng tiếp sức cho học sinh, sinh viên ảnh hưởng bởi COVID-19 và lũ lụt, dựng lại mái nhà, mái trường cho người dân vùng bão lũ... Vì thế việc trao học bổng đành chậm lại một nhịp, ưu tiên cứu trợ khẩn cấp cho người dân miền Trung.

Từ hôm nay, khi những suất học bổng tiếp tục được trao đi, tạo đà cho những hạt mầm ước mơ vươn lên, để một ngày rất gần sẽ gặt hái được những quả ngọt. Thật vậy, những năm qua, với gần 20.000 suất học bổng đã trao, nhiều sinh viên gian khó ngày nào giờ là giảng viên, bác sĩ, kỹ sư... với học vị tiến sĩ, thạc sĩ.

Nhiều bạn đã đổi thay số phận, thành công trong cuộc sống đã quay lại gửi trao ân tình bằng những suất học bổng cho các thế hệ kế tiếp. Đó là sự tiếp nối đáng quý để học bổng Tiếp sức đến trường luôn trĩu nặng ân tình, luôn là cú hích để các tân sinh viên nghèo hiện thực ước mơ bằng sự học.

Gói mì bẻ nửa ăn qua bữa, nuôi giấc mơ làm thẩm phán

TTO - 11h trưa, có tiếng gõ cửa ký túc xá, tiếng người vọng vào: "Ai gọi cơm, ra nhận nhé". Nhóm sinh viên lục tục ra nhận cơm, ở trong phòng có một cô gái lặng lẽ đến góc tủ cá nhân, lấy ra gói mì bẻ một nửa rồi nhai sống cho qua cơn đói.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, trong đó bỏ hình phạt tử hình ở 8/18 tội danh là bước tiến, thể hiện tính nhân văn.

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar