08/11/2020 11:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mỉm cười bước qua nghịch cảnh

BÌNH MINH
BÌNH MINH

TTO - Gia cảnh khó khăn, từ năm lớp 9, Nguyễn Hoàng Tuấn (18 tuổi) đã phải đi làm thuê ở vựa bánh tráng.

Mỉm cười bước qua nghịch cảnh - Ảnh 1.

Nguyễn Hoàng Tuấn bên quyển sách sinh học do cậu dành dụm tiền mua được - Ảnh: BÌNH MINH

Nếu em không cố gắng ngay từ bây giờ, đặt ra những mục tiêu và phấn đấu từng ngày để đạt được thì gia đình em lại chịu khổ thêm một đời nữa.

Nguyễn Hoàng Tuấn

Với số tiền lương ít ỏi, Tuấn dành dụm để mua sách và cố gắng học thật giỏi ở những năm học phổ thông.

Người "săn" giải thưởng

Thành tích của Hoàng Tuấn nổi bật với hàng loạt giải thưởng mà bạn nhận được trong suốt 3 năm cấp III. Ngay từ lớp 10, Tuấn đã nằm trong danh sách đội tuyển học sinh giỏi của Trường THPT Lý Thường Kiệt (tỉnh Tây Ninh). Cuối năm đó, lần đầu tiên đại diện cho trường tham gia kỳ thi Olympic 30-4 ở TP.HCM, Tuấn xuất sắc giành huy chương vàng.

Đầu năm lớp 11, nhờ chủ động tìm hiểu trước kiến thức, bạn tiếp tục đoạt giải nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, môn sinh học lớp 12. Liên tiếp sau đó, cậu bạn được vinh danh "Học sinh 3 tốt" và nhận giải thưởng Lê Quý Đôn cùng nhiều học bổng dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường. Ba năm phổ thông, Tuấn đều đứng nhất lớp.

Chính cơ duyên với môn sinh học đã nhen nhóm ngọn lửa đam mê của Tuấn dành cho ngành y, với ước mơ trở thành bác sĩ và mục tiêu phấn đấu đậu vào Trường ĐH Y dược TP.HCM. "Dần dần môn sinh học trở thành niềm đam mê cháy bỏng trong em. Em rất thích học và nghiên cứu thật chuyên sâu về nó" - Tuấn nói.

Bạn "khoe" quyển sách sinh học "gối đầu giường" mà mình dùng phần lớn tiền tiết kiệm để mua. Sách được bọc trong hai lớp túi bảo vệ và giữ gìn cẩn thận, bởi bạn rất quý những kiến thức gặt hái được từ tài liệu dày cả ngàn trang này.

Cùng với việc học, Hoàng Tuấn còn là gương mặt quen thuộc của nhiều hoạt động tình nguyện tại trường cũng như đoạt nhiều giải thưởng từ các hội thi phong trào như giải nhất "Hội thi kiến thức phòng chống ma túy", giải nhất hội thi Rung chuông vàng với chủ đề "Phòng cháy chữa cháy", giải nhì cuộc thi "Tìm hiểu kiến thức pháp luật cho học sinh THPT" do Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh tổ chức... và "ẵm" luôn danh hiệu thành tích xuất sắc trong hoạt động thanh niên tình nguyện.

Hành trình nhiều thử thách

Tuổi thơ vốn thiếu tình thương của cha khi ba mẹ Tuấn chia tay nhau từ lúc bạn còn trong bụng mẹ. Khi đó, anh trai Tuấn chỉ vừa tròn 1 tuổi. Hai anh em lớn lên trong sự bảo bọc, nuôi dưỡng của gia đình bên ngoại. Dù đã ngoài 70 tuổi, cả ông và bà ngoại đều phải đi làm thêm kiếm tiền nuôi Tuấn và anh trai đi học, với mức thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng. Công việc của mẹ Tuấn khá bấp bênh, đồng lương ít ỏi còn phải san sẻ để chữa bệnh tâm thần cho cậu và dì Tuấn.

Năm lớp 12, khi nhận được thông tin học phí tại trường đại học mơ ước sẽ tăng cao, Tuấn mất hẳn động lực phấn đấu, thậm chí không đến trường suốt nhiều ngày bởi nỗi buồn xen lẫn lo lắng sẽ không đủ tiền trang trải. Được gia đình, bạn bè, thầy cô động viên và khuyến khích xin học bổng, Tuấn cố gắng đứng dậy, bước tiếp.

Tuấn nói cánh cửa đại học không chỉ mang lại cho bạn tấm bằng mà còn nhiều điều quý giá hơn nữa - đó là những kiến thức, kinh nghiệm. "Em hiểu rằng quá trình học y vô cùng gian nan. Thời gian tới em cần phải nỗ lực học hỏi để sau này trở thành bác sĩ, giúp ích cho mọi người" - bạn chia sẻ và nói rằng mình luôn trân trọng mỗi khoảnh khắc, mỗi thăng trầm trong cuộc đời, vì đó chính là những bài học đắt giá mà bản thân phải trải qua mới có được.

Cậu bạn bộc bạch thêm, bạn khao khát vượt lên số phận, thoát khỏi cái nghèo đã đeo bám gia đình suốt hàng chục năm trời.

Trở thành tân sinh viên ĐH Y dược TP.HCM, với Tuấn, học bổng "Tiếp sức đến trường" thật sự có ý nghĩa khi phần nào giúp bạn giảm được gánh nặng về học phí. Ngoài việc học, Tuấn dự định sẽ làm thêm công việc gia sư để kiếm tiền mua một chiếc laptop và xe máy để thuận tiện cho việc đi lại, học hành.

"Đối mặt với bất kỳ khó khăn nào, em cũng luôn mỉm cười và bước tiếp. Em trân quý những tình cảm mà mọi người dành cho mình và từng phút giây trôi qua em đều sẽ làm hết sức để đền đáp lại ân tình đó" - Tuấn bày tỏ.

Mỉm cười bước qua nghịch cảnh - Ảnh 3.
Ứng trước học bổng Tiếp sức đến trường để tân sinh viên nhập học kịp thời

TTO - 3 tân sinh viên tới từ các thôn làng nghèo khó của tỉnh Quảng Nam tự tin bước vào giảng đường đại học, với hành trang tràn đầy nghị lực và sự nâng đỡ bước chân kịp thời từ bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

25 năm 'nuôi giùm' con của người lạ

Dù không chung dòng máu, người phụ nữ ở tuổi 62 vẫn đang ngày ngày bán vé số để nuôi một đứa trẻ "xa lạ" mà bà coi như khúc ruột của mình.

25 năm 'nuôi giùm' con của người lạ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar