14/10/2020 17:46 GMT+7

Hổ Siberia ôm cây đoạt giải ảnh động vật hoang dã năm 2020

MINH HẢI (Theo BBC)
MINH HẢI (Theo BBC)

TTO - Hình ảnh một con hổ Siberia đang ôm và cọ mình vào thân cây để lại mùi hương đánh dấu lãnh thổ trong Vườn quốc gia Leopard đã giúp nhiếp ảnh gia Sergey Gorshkov giành giải nhất cuộc thi ảnh danh giá.

Hổ Siberia ôm cây đoạt giải ảnh động vật hoang dã năm 2020 - Ảnh 1.

Để chụp ảnh một trong những sinh vật hiếm nhất trên Trái đất, nhiếp ảnh gia phải có kỹ năng cực kỳ cao và rất may mắn. Bức ảnh chiến thắng cuộc thi năm nay có cả hai yếu tố ấy - Ảnh: SERGEY GORSHKOV

Nhiếp ảnh gia Sergey Gorshkov (Nga) đã mất tới 11 tháng lắp đặt các "bẫy ảnh" và chờ đợi để ghi lại hình ảnh loài hổ Siberia, hay còn gọi là hổ Amur sống trong những khu rừng ở vùng Viễn Đông của Nga.

"Đó là bức ảnh tuyệt đẹp. Con hổ gần như trở thành một phần của khu rừng. Ánh sáng, màu sắc, kết cấu, bố cục, tất cả giống như một bức tranh sơn dầu", Roz Kidman-Cox, chủ tịch hội đồng giám khảo của WPY cho biết.

Hổ ở miền Đông nước Nga đang bị suy giảm số lượng nhanh chóng, gần như tuyệt chủng và có lẽ hiện nay chỉ còn vài trăm cá thể. Con mồi của chúng chủ yếu là hươu và lợn rừng cũng giảm dần, điều đó có nghĩa là những con hổ này sẽ phải vượt qua những khoảng cách rộng lớn để tìm thức ăn.

Tất cả khiến việc truy dấu và chụp ảnh chúng càng thêm khó khăn hơn.

Điều đặc biệt hơn cả là khoảnh khắc tự nhiên này được ghi lại từ một bẫy máy ảnh được Sergey Gorshkov bố trí cách đó gần 11 tháng sau khi đã tìm hiểu rất kỹ những nơi mà con hổ có thể đi qua.

Bẫy ảnh là một thiết bị chuyên dụng đối với các nhiếp ảnh gia hoang dã. Thiết bị này sẽ tự động ghi lại hình ảnh của động vật khi có chuyển động ngang qua.

Việc tìm thấy chắc chắc địa điểm xuất hiện hổ chỉ thuộc về nhiếp ảnh gia động vật hoang dã giàu kinh nghiệm. Nhưng chờ tới gần 1 năm để có được tấm ảnh đắt giá thì cần sự kiên nhẫn rất cao.

Những bức ảnh đoạt giải cuộc thi được Nữ công tước xứ Cambridge công bố trong một sự kiện trực tuyến do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London tổ chức hôm 13-10.

Bên cạnh bức ảnh đoạt giải cao nhất, các bức ảnh đạt giải theo hạng mục cũng gây ấn tượng mạnh nhờ bố cục, ánh sáng và cảm xúc đọng lại.

Những bức ảnh chiến thắng sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London trước khi triển lãm khắp nước Anh và thế giới.

Hổ Siberia ôm cây đoạt giải ảnh động vật hoang dã năm 2020 - Ảnh 2.

Bức ảnh một con cáo đang săn ngỗng giúp Liina Heikkinen (Phần Lan) giành chiến thắng ở hạng mục dành cho trẻ em từ 15-17 tuổi. Hội đồng chấm ảnh đặc biệt thích bức ảnh này và đánh giá Liina Heikkinen rất nhạy bén. Góc ảnh cho thấy Liina phải nằm trên mặt đất sát cạnh con cáo và thật yên tĩnh mới ghi được bức ảnh như vậy.

Hổ Siberia ôm cây đoạt giải ảnh động vật hoang dã năm 2020 - Ảnh 3.

Chân dung một con khỉ vòi đạt giải ở hạng mục ảnh Chân dung động vật năm nay. Bức ảnh được chụp tại khu bảo tồn khỉ Labuk Bay Proboscis ở Sabah, Borneo. Chiếc mũi dài đặc biệt của loài khỉ này sẽ càng lớn hơn khi con non trưởng thành.

Hổ Siberia ôm cây đoạt giải ảnh động vật hoang dã năm 2020 - Ảnh 4.

Mặc dù là cuộc thi ảnh động vật hoang dã nhưng WPY vẫn mở rộng thêm hạng mục ảnh. Hình ảnh giành chiến thắng ở hạng mục Môi trường của Trái đất được chụp ở phía bắc của ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất châu Âu. Ảnh do nhiếp ảnh gia Luciano Gaudenzio ghi lại.

Hổ Siberia ôm cây đoạt giải ảnh động vật hoang dã năm 2020 - Ảnh 5.

Chiến thắng hạng mục ảnh Hành vi: Động vật lưỡng cư và bò sát là bức ảnh của Jaime Culebras, người Tây Ban Nha. Bức ảnh ghi lại cảnh chú ếch thủy tinh đang ăn thịt một con nhện.

Hổ Siberia ôm cây đoạt giải ảnh động vật hoang dã năm 2020 - Ảnh 6.

Hai con ong bắp cày của Frank Deschandol (Pháp) giành giải Hành vi: động vật không xương sống.

Hổ Siberia ôm cây đoạt giải ảnh động vật hoang dã năm 2020 - Ảnh 7.

Người chiến thắng hạng mục Dưới nước năm 2020 là Songda Cai (Trung Quốc), với bức ảnh về một con mực nhỏ. Songda đã chụp nó trong một đêm lặn ngoài khơi bờ biển Anilao, Philippines. Con vật có chiều dài khoảng 6-7cm.

Hổ Siberia ôm cây đoạt giải ảnh động vật hoang dã năm 2020 - Ảnh 8.

Ảnh những con mèo manul nhỏ trên cao nguyên Thanh Hải (Tây Tạng, Trung Quốc) của Shanyuan Li giành chiến thắng ở hạng mục Hành vi: Động vật có vú.

Ảnh động vật vui nhộn: Sư tử 'tám' chuyện, mẹ con voi cười tít mắt giữa đầm hoa

TTO - Sư tử thì thầm 'tám chuyện', hươu cao cổ ‘ké’ máy ảnh, cá ngoác miệng cười, mẹ con voi cười tít mắt giữa đầm hoa… Những khoảnh khắc hài hước đáng yêu của các con vật khiến người xem bật cười.

MINH HẢI (Theo BBC)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay

Trong cơn mưa dông sáng 3-7, tại Hà Nội sấm sét đánh liên hồi, trong đó có cú sét đánh xuống nhà dân ở khu vực Cổ Linh, Hà Nội.

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay

Bất ngờ cá voi sát thủ cũng biết 'hôn kiểu Pháp'

Một cặp cá voi sát thủ tình cờ được phát hiện đang 'hôn kiểu Pháp' khi cắn lưỡi của nhau tại vịnh hẹp Kvænangen ở Na Uy.

Bất ngờ cá voi sát thủ cũng biết 'hôn kiểu Pháp'

Phát hiện 'siêu Trái đất' mới gần Hệ Mặt trời

'Siêu Trái đất' mới quay rất sát ngôi sao mẹ và hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ trong chưa đầy 4 ngày Trái đất.

Phát hiện 'siêu Trái đất' mới gần Hệ Mặt trời

Nhìn cách tiêu tiền hôm nay, biết được sức khỏe não 10 năm sau

Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy các hành vi tài chính hằng ngày như chi tiêu, đăng nhập tài khoản ngân hàng hay xin cấp lại mã PIN có thể là dấu hiệu sớm của suy giảm nhận thức ở 10 năm sau.

Nhìn cách tiêu tiền hôm nay, biết được sức khỏe não 10 năm sau

AI giúp điều chế nước hoa chỉ trong... 2 ngày

Không chỉ điều chế nước hoa trong thời gian ngắn kỷ lục, AI còn mở ra tương lai nơi mùi hương có thể được cá nhân hóa theo tâm trạng, theo mùa hay thậm chí là gu âm nhạc.

AI giúp điều chế nước hoa chỉ trong... 2 ngày

Phát hiện sinh vật mới có thể làm thay đổi định nghĩa về sự sống

Không hoàn toàn là virus, cũng không hẳn là tế bào sống, sinh vật này mang đặc điểm lai cả hai.

Phát hiện sinh vật mới có thể làm thay đổi định nghĩa về sự sống
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar