03/01/2024 08:23 GMT+7

HIV/AIDS, bệnh mãn tính được khám, chữa bệnh từ xa

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư quy định 50 danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám, chữa bệnh từ xa. Quy định này được áp dụng từ ngày 1-1-2024.

Trung tâm tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: BVCC

Trung tâm tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: BVCC

HIV/AIDS, bệnh mãn tính được khám, chữa bệnh từ xa

Cụ thể, thông tư hướng dẫn các bệnh, tình trạng bệnh được phép khám, chữa bệnh từ xa bao gồm 50 bệnh thuộc gần 20 chuyên khoa.

Trong đó, chuyên khoa nội tiết được phép khám, chữa bệnh từ xa đối với bệnh béo phì. Chuyên khoa tai mũi họng được phép khám, chữa bệnh từ xa với viêm mũi họng cấp tính, viêm mũi họng mãn tính, viêm lợi.

Chuyên khoa cơ xương khớp được khám, chữa bệnh đau vai gáy, hội chứng cánh cổ tay, đau thắt lưng viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối.

Với ung thư được khám, chữa bệnh từ xa trong trường hợp sau điều trị ung thư, chăm sóc giảm nhẹ.

Một số bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, suy giáp, suy thận chưa chạy thận nhân tạo, hen phế quản... cũng được phép khám, chữa bệnh từ xa.

Ngoài ra, quy định cũng cho phép một số bệnh thuộc chuyên khoa thần kinh, tâm thần khám, chữa bệnh từ xa, bao gồm rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần, đau đầu do căng thẳng, rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson...

Các bệnh truyền nhiễm được khám, chữa bệnh từ xa như sốt xuất huyết không có dấu hiệu cảnh báo, cúm, COVID-19. Với chuyên ngành da liễu là các bệnh da do vi rút, bệnh da dị ứng - miễn dịch và da viêm, bệnh da do nhiễm khuẩn, bệnh da do nấm - ký sinh trùng.

Theo quy định này, bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS cũng được phép khám chữa bệnh từ xa.

Bên cạnh đó, một số bệnh khác thuộc chuyên ngành mắt, phục hồi chức năng, tiêu hóa, hô hấp... cũng được cho phép khám, chữa bệnh từ xa.

Ai được phép khám, chữa bệnh từ xa

Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ 1-1-2024, khám chữa bệnh từ xa là hình thức khám bệnh, chữa bệnh không trực tiếp tiếp xúc giữa người hành nghề và người bệnh mà việc khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện thông qua thiết bị, công nghệ thông tin.

Người thực hiện khám, chữa bệnh từ xa phải thực hiện theo phạm vi hành nghề, tuân thủ khám theo danh mục bệnh và tình trạng bệnh theo quy định.

Người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.

Khám chữa bệnh từ xa: Tốt cho bệnh nhân, an toàn cho bệnh viện

TTO - Chuyển đổi số đang mở ra nhiều tiềm năng mới cho ngành y tế, trong đó nổi bật là việc đẩy mạnh khám - chữa bệnh từ xa. Đặc biệt, sau giai đoạn khủng hoảng của đại dịch COVID-19, việc ứng dụng công nghệ số càng là mục tiêu cấp thiết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Một người dân ở Đà Nẵng mua bún tươi ở chợ mang về nhà ăn, tới tối thì bún chuyển màu từ trắng sang đỏ.

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong

Trong hơn nửa tháng qua, ở TP Huế đã ghi nhận 12 người mắc liên cầu lợn, trong đó có một ca tử vong ở bệnh viện.

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều sự chủ động hơn đối với việc chăm sóc bản thân, cũng như các vấn đề trọng đại như mang thai và nuôi con.

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar