10/12/2021 06:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khám chữa bệnh từ xa: Tốt cho bệnh nhân, an toàn cho bệnh viện

GS.TS.BS Cao Văn Thịnh (Bệnh viện Lê Văn Thịnh)
GS.TS.BS Cao Văn Thịnh (Bệnh viện Lê Văn Thịnh)

TTO - Chuyển đổi số đang mở ra nhiều tiềm năng mới cho ngành y tế, trong đó nổi bật là việc đẩy mạnh khám - chữa bệnh từ xa. Đặc biệt, sau giai đoạn khủng hoảng của đại dịch COVID-19, việc ứng dụng công nghệ số càng là mục tiêu cấp thiết.

Khám chữa bệnh từ xa: Tốt cho bệnh nhân, an toàn cho bệnh viện - Ảnh 1.

Khám bệnh từ xa được đẩy mạnh hơn sau đại dịch COVID-19 - Ảnh: D.LINH

Tháng 6-2020 vừa qua, Bộ Y tế đã phê duyệt triển khai đề án “Khám chữa bệnh từ xa, giai đoạn 2020-2025”, với mục tiêu tất cả các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn liên tục và tất cả người dân đều được hỗ trợ y tế thường xuyên.

Những bước “đệm” ban đầu khá thuận lợi khi áp dụng triển khai ở các bệnh viện đầu ngành. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn chưa thật sự toàn diện, cùng với đó là việc người dân vẫn chưa được cung cấp đủ thông tin để tin tưởng và chọn lựa việc khám bệnh “online”.

Lợi ích thực tiễn

Theo nghiên cứu, cứ có 100 bệnh nhân đến bệnh viện, thì chỉ có 14 người thực sự cần nhập viện, còn lại chỉ kiểm tra sức khỏe và lấy thuốc định kỳ rồi về. Người bệnh nào vào bệnh viện cũng mất từ 2 tiếng trở lên. Trong khi đó, cần thêm 1 người thân đưa đi khám bệnh, thời gian tối thiểu 2-4 tiếng, chưa kể về mặt kinh phí.

Từ đấy có thể thấy, không phải trường hợp nào cũng cần đến trực tiếp cơ sở y tế, khi dịch bệnh vấn đề này càng rõ. Không cần tiếp xúc khi không có vấn đề cần thiết vì nguy cơ lây lan dịch bệnh sẽ rất cao, chính vì lẽ đó việc khám bệnh từ xa, và chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bệnh nhân trở thành xu thế cần đẩy mạnh sau dịch.

Hiện tại, nền kinh tế của nước ta đã phát triển hơn trước rất nhiều, việc tiếp cận công nghệ thông tin không còn quá khó khăn. Người dân vẫn có thể kết nối trực tuyến với bác sĩ, nếu bệnh nhân nặng mới cần đưa đi bệnh viện.

Đề án này triển khai lâu, nhưng đến nay quy mô phát triển vẫn rất hạn chế, đa phần chỉ có ở các bệnh viện lớn. Khi dịch bệnh đến, mới thật sự nhìn nhận tầm quan trọng của khám chữa bệnh từ xa. 

Thứ nhất bệnh nhân không tốn thời gian, tiền bạc; thứ hai bệnh viện tiết kiệm nhân lực, giảm nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện.

Nhân rộng mô hình

Quan điểm của người bệnh là một trong những trở ngại của việc phát triển mô hình khám - chữa bệnh từ xa. Nhiều người nghĩ rằng khám bệnh trực tiếp tại cơ sở y tế sẽ tốt và hiệu quả hơn việc chẩn đoán trực tuyến. 

Tuy nhiên, họ không hiểu được khi vào bệnh viện nguy cơ nhiễm trùng cao, không chỉ có nguy cơ về COVID-19 mà còn rất nhiều loại vi trùng khác có thể lây nhiễm ở môi trường bệnh viện.

Chi phí của việc khám - chữa bệnh từ xa cũng cần rõ ràng, minh bạch và phù hợp. Ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh, bảo hiểm y tế chỉ áp dụng cho những bệnh nhân cũ khám trực tuyến, hoặc những bệnh nhân đã đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh rồi. Còn đối với những người không có bảo hiểm phải áp dụng mức phí khác.

Lồng ghép thăm khám trực tiếp và khám chữa bệnh từ xa, nên linh hoạt từng trường hợp cụ thể. Khi khám một bệnh nhân tại bệnh viện, họ khỏe và ra viện thường bác sĩ sẽ hẹn tái khám. 

Như vậy sẽ có những trường hợp họ cần tái khám để siêu âm, chụp hình lại, nhưng cũng có trường hợp chỉ xem tình trạng vết thương. Các trường hợp ấy nên định hướng cho bệnh nhân liên lạc điều phối tái khám từ xa, đấy là vai trò của sự kết hợp.

Cần thiết có thể thành lập tổ, đơn vị khám bệnh từ xa kết hợp triển khai khám bệnh tại nhà. Chăm sóc bệnh nhân tại nhà bao gồm hướng dẫn, tư vấn, thăm khám bình thường cho người dân hằng tháng, mang tính chất thường niên. Khi lồng ghép 2 mô hình này không chỉ mang lại lợi ích cho một bên, mà mang lợi ích cho 3 bên, người dân, bệnh viện và y bác sĩ.

Đối với những bệnh viện cơ sở, quận huyện như Bệnh viện Lê Văn Thịnh, việc khám bệnh từ xa xuất phát từ thăm khám bệnh nhân tại nhà phát triển lên. Từ 4-5 năm qua chúng tôi đã triển khai lên mô hình chăm sóc bệnh nhân tại nhà, lúc đó ở TP.HCM, Hà Nội và các nơi khác y học gia đình cũng đã phát triển.

Hiện nay, việc đăng ký khám bệnh cũng dễ dàng hơn với công nghệ thông tin, đăng ký trực tuyến, vì vậy nên có một bộ phận y tế chuyên tiếp nhận các trường hợp đăng ký khám để sàng lọc. Bộ phận đó sẽ tiếp nhận và phân loại tình trạng bệnh để nhận định có thể khám online hay trực tiếp.

75% các vấn đề về sức khỏe có thể khám chữa bệnh từ xa

TTO - Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đều sử dụng mô hình khám chữa bệnh từ xa. Dự đoán, sau dịch COVID-19, mô hình tư vấn, khám chữa bệnh từ xa vẫn tiếp tục được sử dụng nhiều.

GS.TS.BS Cao Văn Thịnh (Bệnh viện Lê Văn Thịnh)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Công nghiệp thiết bị bay không người lái đang tăng trưởng mạnh mẽ toàn cầu, mở ra nhiều vấn đề liên quan mà Việt Nam không thể ngoài cuộc.

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đề xuất xây dựng công viên tượng đài các nhà khoa học

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, những nhà khoa học công nghệ có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước, của nhân loại phải được tôn vinh muôn đời.

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đề xuất xây dựng công viên tượng đài các nhà khoa học

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định trang fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" với 6.000 lượt tài khoản theo dõi là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Nếu không vô được trang tuyển sinh đầu cấp: tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn; phụ huynh có thể sử dụng trang dự phòng: tuyensinhdaucap2025.hcm.edu.vn.

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Sự cố rò rỉ hình ảnh từ robot hút bụi Roomba đang làm dấy lên các cuộc tranh luận về quyền riêng tư và cách các thiết bị gia dụng thông minh thu thập, xử lý dữ liệu người dùng.

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar