01/12/2019 11:48 GMT+7

Hiện tượng Xuân Trình của sân khấu

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Tối 29-11, rạp Đại Nam (Hà Nội) không còn chỗ trống đã không ngừng tiếng vỗ tay khi vở kịch 'Bạch đàn liễu' của nhà viết kịch Xuân Trình (1936-1991) hạ màn.

Hiện tượng Xuân Trình của sân khấu - Ảnh 1.

Cảnh trong vở Bạch đàn liễu do LucTeam dàn dựng tối 29-11 - Ảnh: T.ĐIỂU

Nhiều người lần đầu xem kịch Xuân Trình rất ngạc nhiên trước một vở kịch sắc sảo về quyền dân chủ của con người.

Sáng 30-11, tại hội thảo "Xuân Trình - nhà viết kịch, nhà lãnh đạo sân khấu tiên phong của sự nghiệp đổi mới", các nhà nghiên cứu, nhà phê bình, nhà viết kịch cùng thời đều nhận định Xuân Trình là một tài năng sân khấu lớn và đặc biệt của sân khấu Việt Nam.

Vở kịch nằm trong bóng tối 46 năm

Bạch đàn liễu dưới tài năng dàn dựng kịch theo ngôn ngữ kịch ước lệ của đạo diễn Trần Lực đã rất cuốn hút người xem đương đại. Khán giả đã không ngừng cười chua xót và cả khoái chí với những lời thoại sắc sảo, gai góc mà tác giả đã viết lên từ gần 50 năm trước: "Hàng triệu người đã ngã và vẫn tiếp tục ngã xuống cho một đất nước hòa bình, độc lập, vì một chính quyền dân chủ. Nhưng những người mang danh cán bộ lại đang phá hoại chính quyền - cái cơ quan thiêng liêng mà nhiều người vẫn đang đổ máu để giành lấy...".

Năm 1973, đất nước vẫn còn chìm trong bom đạn chiến tranh, Xuân Trình mang đến một câu chuyện về sự mất dân chủ ở một làng quê, sự tha hóa của cán bộ và sự nhẫn nhịn chịu đựng của người dân đã dẫn đến bi kịch của một gia đình, của đôi lứa. Ở đó, phó chủ tịch xã nhũng nhiễu lộng hành gieo bao đau khổ cho dân nhưng ai nấy đều nhẫn nhịn, thỏa hiệp, những mong đổi lấy bình yên và thăng tiến cho con cháu. Chỉ duy nhất cô Liệu kiên quyết chọn đối mặt chống lại tiêu cực, chấp nhận trả giá cho sự đấu tranh đơn độc của mình...

Kịch bản sau khi hoàn thành đã được hai đạo diễn tài năng lúc bấy giờ là Đình Quang và Đoàn Bá dàn dựng, nhưng sau buổi tổng duyệt đã không thể đến với công chúng bởi cái tội "chửi cha chính quyền", tới tận bây giờ mới "ra sáng" sau 46 năm nằm trong bóng tối.

Qua vở kịch, Xuân Trình cất lên tiếng nói mạnh mẽ: Chính quyền dân chủ phải đổi bằng xương máu của hàng triệu con người, nhưng nếu tự mỗi người không ý thức được đầy đủ về nó thì "không ông Bao Công nào che chở được"; cam chịu, nhẫn nhịn sự ức hiếp, tiêu cực chính là biểu hiện của sự không tự ý thức được về quyền dân chủ của mình, đó là một thái độ tiêu cực và trong hoàn cảnh nhất định nó trở thành tội ác.

Giữa cái thời mà văn học nghệ thuật chỉ chủ yếu ngợi ca, những tuyên ngôn của Xuân Trình rõ ràng là gió nghịch chiều.

Trách nhiệm công dân của nhà viết kịch

Nhà viết kịch Lê Quý Hiền cũng như nhiều nhà nghiên cứu, nhà viết kịch, đạo diễn cùng thời với Xuân Trình khi nói về kịch của tác giả này đã không ngần ngại so sánh với Lưu Quang Vũ.

Theo ông Hiền, tài năng của Lưu Quang Vũ được chắp cánh bằng thái độ cởi mở của xã hội, của cách nhìn văn học nghệ thuật khách quan hơn, nên tài năng ấy đã thành "hiện tượng Lưu Quang Vũ". Trong khi đó, tài năng của Xuân Trình xuất hiện trước giai đoạn Đổi mới, với những trói buộc nhất định do hoàn cảnh lịch sử đã khiến những tác phẩm của ông trở thành "hiện tượng lận đận" trong đời sống sân khấu trong chiến tranh và bao cấp. 

Nhưng cả Xuân Trình và Lưu Quang Vũ đều là những tài năng lớn, nghệ thuật viết kịch của hai ông hoàn toàn khác nhau nhưng đều có chung phẩm chất của người nghệ sĩ lớn là trách nhiệm công dân trong trái tim nồng nàn trước cuộc sống, từ đó tác phẩm tràn đầy tính phản biện và dự báo.

Ông Lê Quý Hiền nhận định kịch Xuân Trình ăm ắp hiện thực đời sống đầy sinh động dưới ngòi bút của cây viết giỏi nghề cùng với sự nhạy cảm, tinh tế của đôi mắt phát hiện vấn đề từ một nhà báo thực thụ (ông là tổng biên tập tạp chí Sân Khấu - giám đốc NXB Sân Khấu từ năm 1983). Thế nhưng với hoàn cảnh lịch sử, chế độ bao cấp nhiều khi bao cấp cả tư duy khiến những góc nhìn mới, riêng biệt, độc đáo, mang nhiều tính phát hiện trong kịch của ông dễ bị coi là "có vấn đề".

Không chỉ Bạch đàn liễu, tác phẩm Ngôi nhà trong thành phố (1973), Hận thù từ đâu tới (1975) dù đã được dựng thành kịch nhưng không thể đến được với công chúng. Nhà viết kịch Lê Quý Hiền cho rằng sân khấu có một "hiện tượng Lưu Quang Vũ" sau Đổi mới, nhưng trước đó sân khấu còn có một "hiện tượng Xuân Trình" ngay trong chiến tranh chống Mỹ và bao cấp. Đáng tiếc rằng Xuân Trình đã mất sớm vào năm 1991, khi tài năng của ông đang ở độ chín nhất.

Đề xuất trao Giải thưởng Hồ Chí Minh

Nhà viết kịch Xuân Trình sinh tại Ý Yên, Nam Định. Ông có nhiều tác phẩm kịch khiến người trong giới rất vị nể, nhưng đồng thời cũng khiến ông gặp bao lận đận bởi cái nhìn của một thời như vở Mùa hè ở biển, Nửa ngày về chiều, Đợi đến mùa xuân, Bạch đàn liễu, Quê hương Việt Nam, Hận thù từ đâu tới, Nghĩ về mình...

Ông đã được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2001. Nhiều nhà nghiên cứu đang đề xuất trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà viết kịch Xuân Trình.

Số kiếp nàng Kiều: bỗng cả sân khấu, điện ảnh 'nhào vô'

TTO - Không chỉ giới sân khấu làm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du mà giới điện ảnh cũng đang rục rịch tung ra các bộ phim về nàng Kiều, và có khung ảnh bị cho là na ná nhau.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar