03/03/2025 16:57 GMT+7

Hết rồi thời cơm thêm miễn phí, sinh viên 3 triệu xài không đủ, người đi làm 8 triệu không có dư

Thời buổi ly nước mía, tô bún, hộp cơm… đều tăng giá, sinh viên 3 triệu xài không đủ, người đi làm 8 triệu không có dư.

Giá cả sinh hoạt tăng cao, sinh viên 3 triệu xài không đủ, người đi làm 8 triệu không có dư - Ảnh 1.

Nhiều người trẻ cho biết phải tiết kiệm chi tiêu khi giá cả nhiều loại hàng hóa tăng - Ảnh: AN VI

Nhiều sinh viên cho biết từ chỗ gia đình cho 3 triệu đồng/tháng còn có dư, đến nay 3 triệu đồng chỉ đủ sinh hoạt nếu biết gói ghém. 

Trong khi đó người trẻ làm văn phòng với mức lương 8 triệu đồng/tháng cũng sống rất chật vật.

Lẩu chay tăng giá, cơm thêm không còn miễn phí

Chỉ mới ngày 20 của tháng nhưng Nguyễn Thị Thu Phương, sinh viên năm cuối Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết tiền sinh hoạt mà gia đình gửi lên chỉ còn đủ dùng trong 4 ngày nữa.

Đây không phải là chuyện mới đối với Phương, lúc nào cô cũng “thủ” sẵn mì gói cho những ngày cuối tháng. Phương ít đi chơi hay cà phê với bạn bè, không ăn vặt và cũng chẳng mua sắm gì nhiều, song tháng nào tiền cũng “hụt”.

Quay lại thời điểm năm 2020 lúc còn học năm nhất, Phương cho biết mỗi tháng gia đình gửi 3 triệu đồng tiền sinh hoạt. Ở ký túc xá nên Phương không tốn thêm tiền trọ. Nếu chỉ dùng để ăn uống và thỉnh thoảng cà phê với bạn, cuối tháng vẫn dư vài trăm ngàn để mua sắm.

Hết rồi thời cơm thêm miễn phí, sinh viên 3 triệu xài không đủ, người đi làm 8 triệu không có dư - Ảnh 2.

Nhiều sinh viên gia đình gửi 3 triệu đồng vẫn không đủ xài - Ảnh: AN VI

“Từ sau khi nghỉ dịch COVID-19 lên học lại, mình cảm nhận được hầu như đồ ăn trong khu vực làng đại học Thủ Đức đều tăng giá. 

Ví dụ quán cơm tấm mình ăn trước dịch, kêu dĩa cơm sườn với miếng trứng chỉ 22.000 đồng, nay đã lên tới 30.000 đồng. Cơm thêm lúc trước sinh viên được ăn miễn phí, giờ lại tính giá 2.000 đồng/phần” - Phương kể.

Trước đây cuối tuần các bạn cùng phòng ngán cơm sẽ rủ nhau đi ăn lẩu chay, đi 5 người gọi phần lẩu cho 3 người ăn chỉ 90.000 đồng. Nếu chia ra mỗi người chỉ tốn khoảng 18.000 đồng.

“Bây giờ phần lẩu 3 người như vậy có giá tới 120.000 đồng, chia ra cũng bằng mỗi người ăn dĩa cơm rồi, chưa kể tiền nước này kia nữa. 

Vì vậy những buổi đi ăn “đổi vị” như vậy cũng dần kết thúc” - Phương nói thêm.

Với suất cơm có giá trung bình tại khu vực này là 30.000 đồng, nếu không bỏ bữa, mỗi tháng Phương tốn khoảng 2,7 triệu đồng tiền ăn, chỉ còn dư khoảng 300.000 đồng cho các khoản chi khác. 

Phương giải thích đang ở ký túc xá nên không được phép nấu ăn tại phòng.

“Nhưng nếu sau này ra trọ, chắc chắn sẽ tốn kém hơn nhiều. 3 triệu đồng dùng cho một tháng dù tiết kiệm cũng không thể đủ”, cô gái trẻ lắc đầu ngao ngán.

Đi làm 8 triệu đồng/tháng thiếu trước hụt sau

Với những sinh viên như Phương, nếu cuối tháng “hụt tiền” có thể gọi xin thêm từ gia đình. Còn với người đã đi làm như Dương Trung Tính (24 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) mọi thứ nan giải hơn.

Thu nhập khoảng 8 triệu đồng mỗi tháng, Tính có ba khoản chi lớn cố định: tiền xăng khoảng 500.000 đồng, tiền trọ 2,5 triệu đồng, tiền ăn uống 3 triệu đồng… Ngoài ra còn những phụ phí khác như cà phê và tiệc tùng với đồng nghiệp.

Tính nói đa phần tiền lương chỉ vừa đủ dùng nếu ăn uống gói ghém, chứ không thể có dư để gửi về gia đình dưới quê.

“Tôi làm ở khu Thảo Điền, không thấy quán cơm nào có giá dưới 40.000 đồng, nếu có cũng cách đó rất xa. 

Bởi vậy, tôi tự nấu cơm mang theo. Mình dậy sớm một chút để tiết kiệm, chứ ăn trưa tại chỗ làm thì chắc chắn hụt tiền”, Tính nói.

Sinh viên TP.HCM 3 triệu xài không đủ, người đi làm 8 triệu chẳng có dư - Ảnh 3.

Tính thường canh giờ mua đồ ăn khuyến mãi trong siêu thị - Ảnh: AN VI

Để tiết kiệm, Tính thường chọn mua đồ ăn trong các cửa hàng bách hóa sau 19h, đó là thời điểm các sản phẩm tươi sống sẽ giảm giá từ 20-50%. 

“Nếu mua thịt cá tôi chọn mua trong các cửa hàng bách hóa, còn mua rau thì ghé các sạp trong chợ. Giờ đó đa phần các tiểu thương sẽ bán rẻ, ngoài ra còn được tặng thêm ít hành với ớt”, Tính chia sẻ.

Chàng trai trẻ cũng cho biết thường sẽ không giặt quần áo ở nhà để tiết kiệm một phần. 

"Giá nước ở chỗ trọ tôi khá cao, thay vì giặt ở nhà tôi dồn khoảng một tuần đi giặt tiệm một lần, mỗi lần 30.000 đồng, một tháng chỉ 120.000 đồng, rẻ hơn tiền mua xà bông và điện nước” - Tính bộc bạch.

Dè sẻn chi tiêu là vậy, nhưng có những khoản chi không cần thiết mà Tính không thể từ chối. Đặc biệt là các cuộc hẹn cà phê với đồng nghiệp, mỗi lần tốn không dưới 40.000 đồng. Hay cuối tháng nhóm của Tính lại đi nhậu một lần, không dưới 300.000 đồng/người.

"Dù đã cố gắng hạn chế tụ tập nhậu nhẹt nhưng cả nhóm đi hết, mình lúc nào cũng viện cớ bận thì kỳ quá. Một tháng đành cắn răng đi chơi với mọi người một bữa thôi”, Tính tâm tư.

Nhà 4 người thu nhập 1 tháng 30 triệu không đủ chi tiêu

Nhà tôi 4 người, 1 tháng thu nhập 30 triệu không đủ chi tiêu, tiền học con cái chiếm 2/3, dù không dám ăn mặc sang trọng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Bộ Tài chính đang nghiên cứu lựa chọn giữa hai cách tính thuế, trong đó có phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Chuyển chủ đầu tư 8 dự án ngàn tỉ ở Dung Quất

Hàng loạt dự án ngàn tỉ do Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi làm chủ đầu tư được chuyển cho Ban Quản ý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi.

Chuyển chủ đầu tư 8 dự án ngàn tỉ ở Dung Quất

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Cơ quan quản lý đề xuất tăng chế tài xử phạt, có thể cấm người nổi tiếng tham gia quảng cáo nếu vi phạm, đặc biệt trong các trường hợp quảng cáo sai sự thật.

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Hà Nội lý giải gì về việc người dân xếp hàng từ rạng sáng để chờ lấy số thứ tự nộp hồ sơ, xử lý thủ tục hành chính?

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ

Bỏ thi nâng ngạch và chế độ tập sự đang được xem là bước đi mạnh mẽ nhằm đưa nền công vụ Việt Nam rời khỏi quỹ đạo "chức nghiệp".

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar