13/02/2025 14:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thuế thu nhập cá nhân và những gánh nặng chi phí hàng ngày của người nộp thuế

Trong bối cảnh thu nhập không theo kịp mức sống, giá cả tăng nhanh hơn lương, các chính sách thuế thu nhập cá nhân và mức giảm trừ gia cảnh cần có sự thay đổi cho phù hợp.

Xây dựng các chính sách thuế thu nhập cá nhân không thể thiếu lăng kính khó khăn của người lao động - Ảnh 1.

Người dân và doanh nghiệp quyết toán thuế tại Cục Thuế TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ. Khoản tiền lương kiếm được không chỉ dùng để trang trải cuộc sống hằng ngày, mà còn phải lo toan cho giáo dục, y tế, nhà ở và các nhu cầu thiết yếu khác.

Trong bối cảnh thu nhập không theo kịp mức sống, giá cả tăng nhanh hơn lương, các chính sách thuế thu nhập cá nhân và mức giảm trừ gia cảnh cần có sự thay đổi mạnh mẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đảm bảo đời sống người nộp thuế. 

Tiền nhà trọ, tiền học, ăn uống... đè nặng lên thu nhập

Một gia đình hai vợ chồng đi làm nuôi con nhỏ ở TP.HCM phải đối diện với hàng loạt chi phí cố định mỗi tháng. 

Hai người có tổng thu nhập khoảng 25-30 triệu đồng/tháng, tưởng chừng là con số đủ sống, nhưng thực tế chi tiêu cho thấy số tiền ấy trở nên vô cùng eo hẹp.

Trước hết là tiền thuê nhà. Dù sống tiết kiệm, một căn hộ nhỏ hoặc nhà trọ có mức giá thấp nhất cũng từ 3-5 triệu đồng/tháng ở các quận xa trung tâm. 

Với những gia đình chưa có nhà riêng, tiền thuê nhà đã chiếm một phần lớn thu nhập.

Kế đến là tiền học cho con, bao gồm tiền ăn bán trú và các chi phí khác như sách vở, đồng phục, hoạt động ngoại khóa và các khoản thu khác. Nếu con học trường tư thục, áp lực tài chính lại càng lớn hơn.

Có thể nói chi phí học hành của con cái là một trong những gánh nặng lớn nhất đối với phụ huynh. Với mức giảm trừ gia cảnh hiện nay, người lao động thật sự rất khó khăn để có thể xoay xở dành cho con cái điều kiện giáo dục tốt.

Bên cạnh đó là các chi phí sinh hoạt hằng ngày. Giá thực phẩm liên tục tăng, rồi điện, nước sinh hoạt, xăng dầu đi lại..., khiến cho túi tiền gia đình ngày càng teo tóp. Việc phải tính toán, cắt giảm những khoản chi không cần thiết đã trở thành thói quen của nhiều hộ gia đình.

Một gia đình 3-4 người, dù có hạn chế ăn ngoài, vẫn cần ít nhất 7-10 triệu đồng/tháng cho thực phẩm. Tiền điện, nước, xăng xe, bảo hiểm, thuốc men, chi phí phát sinh khi con ốm..., tất cả đều đè nặng lên thu nhập của người lao động.

Giảm trừ gia cảnh trên thực tế chi tiêu

Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cần được thực hiện dựa trên thực tế chi tiêu của người dân, thay vì áp dụng một mức cố định cho tất cả mọi người. 

Cách tiếp cận hợp lý là căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng và GDP bình quân đầu người để xác định mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với từng địa phương. 

Điều này sẽ phản ánh đúng thực trạng kinh tế - xã hội và đảm bảo công bằng hơn cho người nộp thuế.

Hiện tại, mức giảm trừ gia cảnh theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân là 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc. 

Con số này được áp dụng từ năm 2020, khi mức lương cơ sở còn thấp hơn hiện tại và giá cả sinh hoạt chưa leo thang như bây giờ. Nếu xét theo sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng lương tối thiểu vùng, và mức chi tiêu thực tế của người dân, rõ ràng mức giảm trừ gia cảnh này đã quá lỗi thời.

Mức thu nhập chịu thuế hiện nay không phản ánh đúng sức mua và mức sống của người dân, đặc biệt tại TP.HCM, Hà Nội.

Một người lao động có thu nhập 15-20 triệu đồng/tháng sau khi trừ đi các chi phí cơ bản thực chất không còn dư dả, nếu có phải thật sự gói ghém. 

Việc duy trì một mức giảm trừ gia cảnh đã lạc hậu từ nhiều năm qua là một bất cập. 

Ngoài ra mức sống giữa các tỉnh thành có sự chênh lệch rất lớn. Một gia đình ở TP.HCM có chi phí sinh hoạt cao hơn nhiều so với các tỉnh miền núi hay nông thôn, nhưng lại bị áp dụng chung một mức giảm trừ gia cảnh. 

Vì thế, việc điều chỉnh chính sách thuế thu nhập cá nhân là cần thiết. 

Trước hết, mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên tương ứng với mức sống hiện tại. Các chuyên gia đã đề xuất mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế cần tăng lên ít nhất 18-20 triệu đồng/tháng, và mức giảm trừ cho người phụ thuộc cần ở mức 7-9 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, thay vì áp dụng một mức giảm trừ gia cảnh chung cho cả nước, có thể xem xét phân vùng theo lương tối thiểu vùng hoặc theo điều kiện của từng vùng. Các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ... nên có mức giảm trừ gia cảnh cao hơn so với các tỉnh  khác. 

Ngoài ra, chính sách thuế cũng cần có sự linh hoạt hơn. 

Hiện nay, mức giảm trừ gia cảnh chỉ được điều chỉnh khi sửa đổi luật, dẫn đến tình trạng lạc hậu so với thực tế trong nhiều năm. 

Biểu thuế thu nhập cá nhân cũng cần được điều chỉnh lại. 

Ý nghĩa lớn nhất của giảm trừ gia cảnh là mang đến điều kiện sống, học tập tốt nhất cho người lao động cũng như người phụ thuộc là trẻ em, người già, người mất sức lao động...

Một chính sách thuế thu nhập hợp lý không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng cho người lao động mà còn tạo điều kiện để họ có cuộc sống tốt, có thể chăm lo tốt hơn cho gia đình và đóng góp tích cực hơn cho xã hội.

Giảm trừ gia cảnh lạc hậu mà Bộ Tài chính nói chưa thể nâng, quá chạnh lòng!

Tại sao cứ dựa vào biến động chỉ số giá tiêu dùng trong khi ai cũng thấy quy định này gây ra sự lạc hậu trong việc giảm trừ gia cảnh?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyển chủ đầu tư 8 dự án ngàn tỉ ở Dung Quất

Hàng loạt dự án ngàn tỉ do Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi làm chủ đầu tư được chuyển cho Ban Quản ý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi.

Chuyển chủ đầu tư 8 dự án ngàn tỉ ở Dung Quất

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Cơ quan quản lý đề xuất tăng chế tài xử phạt, có thể cấm người nổi tiếng tham gia quảng cáo nếu vi phạm, đặc biệt trong các trường hợp quảng cáo sai sự thật.

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Hà Nội lý giải gì về việc người dân xếp hàng từ rạng sáng để chờ lấy số thứ tự nộp hồ sơ, xử lý thủ tục hành chính?

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ

Bỏ thi nâng ngạch và chế độ tập sự đang được xem là bước đi mạnh mẽ nhằm đưa nền công vụ Việt Nam rời khỏi quỹ đạo "chức nghiệp".

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ

Đường hai bên giếng nước Mỹ Tho thành đường một chiều từ hôm nay 10-5

Kể từ 22h ngày 10-5, hai tuyến đường Tết Mậu Thân và tuyến đường Yersin (Mỹ Tho, Tiền Giang) sẽ được điều chỉnh thành đường một chiều, nâng số tuyến đường một chiều lên ba tuyến.

Đường hai bên giếng nước Mỹ Tho thành đường một chiều từ hôm nay 10-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar