04/05/2018 13:52 GMT+7

Hết cửa cho thỏa thuận hạt nhân Iran?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump gần như chắc chắn hứng chịu chỉ trích trên toàn cầu sau khi tiếp tục rút Mỹ khỏi một cam kết đa phương, nhưng đây không hẳn là toan tính sai lầm.

Hết cửa cho thỏa thuận hạt nhân Iran? - Ảnh 1.

Có thể sẽ có thêm một “di sản” nữa của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama bị đương kim Tổng thống Donald Trump (ảnh trái) xóa bỏ, đó là thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết ngày 14-7-2015 - Ảnh: Thuận Thắng, Reuters

Việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) giờ đây được xem như thực tế sẽ diễn ra, khi Reuters ngày 2-5 dẫn lời hai quan chức Nhà Trắng và một nguồn thạo tin trong chính quyền khẳng định Tổng thống Trump đã quyết định như vậy trước thời hạn 12-5.

Không thỏa hiệp

Đài CNN đã phỏng vấn đại sứ Iran tại Anh Hamid Baeidinejad và nhận được câu trả lời cứng rắn rằng nếu Mỹ rút khỏi thì coi như thỏa thuận bị hủy bỏ, chứ không thể tái đàm phán. 

Ông Baeidinejad nói: "Hậu quả sẽ là việc Iran sẵn sàng trở lại với tình huống trước đây. Iran sẽ làm giàu uranium".

Từ nhiều ngày nay, quan điểm của ông Trump đối với JCPOA không đổi. Ông gọi đó là thỏa thuận tệ hại bậc nhất lịch sử và gợi ý Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận nếu không có sự điều chỉnh. 

Và trong khi các nước châu Âu vẫn giữ chút hi vọng nhỏ nhoi để cứu lấy thỏa thuận này, gần như chắc chắn các động thái vừa qua từ cả phía Mỹ lẫn Iran đều cho thấy kết cục đã quá rõ ràng: không ai nhường ai.

Nếu kịch bản diễn ra đúng như vậy, Mỹ sẽ khiến cả Iran lẫn nhiều công ty trên thế giới đều hoang mang, đặc biệt là các công ty của Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc - nhóm các nước tham gia ký JCPOA. 

Họ đều cùng mục tiêu khai phá thị trường Iran, nhưng sẽ gặp khó khi Mỹ đơn phương trừng phạt và phong tỏa tài chính Iran như lúc trước.

Bà Ellie Geranmayeh, chuyên gia người Iran đang làm việc tại bộ phận đối ngoại của Hội đồng châu Âu, phân tích các nước châu Âu muốn tiếp tục quan hệ thương mại với Iran, song sẽ đứng trước nguy cơ bị Mỹ phạt nặng. 

Năm 2014, một tòa án ở New York đã yêu cầu Ngân hàng BNP của Pháp trả 8,9 tỉ USD vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ khi BNP làm ăn với Iran, Cuba và Sudan.

Điều đó đồng nghĩa một loạt hãng xe hơi, nhiên liệu, máy bay... của Pháp, Đức và Anh đều gặp trở ngại trong khi đã tính toán kinh doanh với Iran từ 3 năm nay.

Liều lĩnh hay tỉnh táo?

Quyết định rút khỏi JCPOA sẽ dễ dàng khiến Tổng thống Trump thêm dính chặt với hình ảnh một người chuyên phá nát các cam kết đa phương mà Mỹ tham gia từ thời cựu tổng thống Barack Obama. 

Từ khi nhậm chức đầu năm 2017 tới nay, ông Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thỏa thuận về biến đổi khí hậu Paris 2015 và sắp tới là JCPOA.

Nhưng lật ngược lại vấn đề: tại sao ông Trump lại ghét JCPOA đến như vậy? Thỏa thuận này có tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện, được ký năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức). 

Nó buộc Iran phải giảm việc làm giàu uranium, minh bạch các số liệu về hạt nhân của nước này. Quá trình giảm làm giàu loại nguyên tố chế bom nguyên tử này sẽ song hành với sự nới lỏng cấm vận trong 10 năm, từ 2015 tới 2025.

Điều quan trọng nhất có lẽ là thời gian. Trong mắt Nhà Trắng, 10 năm là con số quá ít ỏi và thực tế nó chẳng hứa hẹn gì trong việc ngăn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân cả. 

Chính quyền Mỹ cũng cho rằng các thanh tra của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế không được tiếp cận thoải mái tới các địa điểm quân sự của Iran. 

Nói cách khác, thỏa thuận năm 2015 của chính quyền ông Obama bị chính quyền đương nhiệm cho là tệ hại vì không giải quyết được mong muốn giải trừ vũ khí hạt nhân.

Tới đây, có thể thấy thái độ của ông Trump cũng là thông điệp nhắn nhủ tới ông Kim Jong Un. Mỹ sẽ không chấp nhận một "thỏa thuận Iran" thứ hai.

 Việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên phải diễn ra triệt để, hoàn toàn và không thể đảo ngược, như cách Washington định nghĩa nó vậy.

Ông Trump được đề cử Nobel hòa bình

Nghị sĩ Luke Messer ở bang Indiana là người dẫn đầu cuộc vận động chữ ký để gửi bức thư đến Ủy ban Nobel tại Na Uy, nhằm đề cử giải Nobel hòa bình 2019 cho Tổng thống Trump.

Trong bức thư trên, nhóm 18 nghị sĩ cho rằng ông Trump nên "nhận giải Nobel hòa bình 2019 để ghi nhận nỗ lực chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và đem lại hòa bình cho khu vực này".

TTO - Hai quan chức Nhà Trắng và một nguồn thạo tin của Reuters khẳng định Tổng thống Donald Trump đã quyết định rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran trước ngày 12-5.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã chia sẻ một "ý tưởng mới" về Ukraine trong cuộc gặp tại Malaysia.

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đưa ra các đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác diễn ra ở Malaysia.

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Thống kê cho thấy có 95 vụ cướp biển nhắm vào tàu thuyền ở khu vực châu Á trong sáu tháng đầu năm 2025, đặc biệt tập trung ở khu vực eo biển Malacca.

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Việc Houthi tái phát động các cuộc tấn công nhằm vào tàu Magic Seas và Eternity C tại Biển Đỏ dường như gửi đi thông điệp trước cuộc gặp giữa ông Trump và ông Netanyahu, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với Palestine.

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định Washington cam kết duy trì hiện diện và tăng cường các mối quan hệ chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh gây ra nhiều ý kiến trái chiều, khi tiếng Anh vốn là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar