03/05/2018 16:38 GMT+7

Iran trong vòng vây toan tính

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Tất cả những tranh cãi bủa vây Iran không ngẫu nhiên diễn ra. Dường như đằng sau câu chuyện này là một kịch bản mượt mà.

Iran trong vòng vây toan tính - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có những toan tính với Iran - Ảnh: REUTERS

Hôm 1-5, Morocco cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, cáo buộc Tehran sử dụng tổ chức các tay súng Hồi giáo đồng minh Hezbollah để cung cấp vũ khí cho phe ly khai Polisario Front tại khu vực Tây Sahara của nước này.

Điểm nóng bất ngờ

Khi phát biểu về sự kiện trên, Ngoại trưởng Morocco Nasser Bourita khẳng định việc cắt đứt quan hệ không liên quan gì tới "những diễn biến trong khu vực và quốc tế gần đây". Nhưng đã giải thích vậy ắt có người không tin!

Đây không phải lần đầu tiên trong vòng vài tuần Iran đứng trước một cáo buộc về vũ khí. Mối quan hệ giữa các cường quốc châu Âu và Mỹ đang lung lay cũng vì Washington đánh tiếng đòi rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran. 

Thậm chí vào đầu tuần, một "quả bom" khác còn nổ ra khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bất ngờ có hẳn một bài thuyết trình, trong đó vạch ra "những bằng chứng cho thấy Iran nói dối" về cam kết không phát triển vũ khí hạt nhân. 

Ông Netanyahu theo đó cáo buộc Iran sở hữu chương trình hạt nhân bí mật có tên "Amad" mà ông cho rằng có từ năm 2003: "Thậm chí sau thời điểm ký thỏa thuận hạt nhân năm 2015, Iran tiếp tục mở rộng chương trình vũ khí hạt nhân cho tương lai".

Điều này hẳn nhiên khiến các nước như Anh, Pháp và Đức không tán đồng, vì họ đã và đang có những hợp đồng hợp tác làm ăn với thị trường đầy tiềm năng Iran. Vì vậy, nó đe dọa mối quan hệ đồng minh thân cận giữa Mỹ và châu Âu lâu nay, trước hết là ý kiến trái chiều về cáo buộc Israel đưa ra.

Báo New York Times ngày 1-5 dẫn lời Ngoại trưởng Anh Borris Johnson: "Bài thuyết trình của thủ tướng Israel về nghiên cứu trước đây của Iran về công nghệ vũ khí hạt nhân cho thấy tầm quan trọng của việc giữ lại những ràng buộc của thỏa thuận hạt nhân đối với tham vọng hạt nhân của Tehran. Thỏa thuận hạt nhân Iran không dựa trên lòng tin về ý định của Iran, mà dựa vào sự xác minh tường tận". 

Tương tự, phía Pháp cũng khẳng định mệt mỏi với thỏa thuận hạt nhân, nhưng vì thế càng phải cần sự đảm bảo dài hạn về chương trình hạt nhân Iran.

Nói cách khác, châu Âu mong Tổng thống Mỹ Donald Trump hãy giữ lại Thỏa thuận hạt nhân Iran, vì đó là cách duy nhất để tiếp tục khiến Tehran phải minh bạch về chương trình hạt nhân của mình theo các điều khoản đã cam kết.

Iran trong vòng vây toan tính - Ảnh 2.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong cuộc họp báo tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở Tel Aviv, Israel, ngày 30-4 đã chứng minh rằng Iran "đã nói dối" về việc dỡ bỏ chương trình hạt nhân - Ảnh: REUTERS

Thỏa thuận hạt nhân Iran có tên đầy đủ là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức), ký năm 2015. Theo đó, Iran sẽ giảm trừ việc làm giàu uranium theo thời gian, đổi lại sẽ thoát khỏi cấm vận.

Đòn cao tay?

Hiện nay, những tranh cãi về "bằng chứng" chương trình vũ khí hạt nhân của Iran vẫn chưa được giải quyết, bất chấp Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) mới đây khẳng định các bằng chứng trên đều đã cũ, từ năm 2008.

Nhưng dẫu sao mọi thứ dường như đang diễn ra với sự trùng hợp kỳ lạ. Chính quyền Tổng thống Trump có thời hạn tới ngày 12-5 để quyết định có giữ cam kết với thỏa thuận hạt nhân hay không. 

Nhà Trắng muốn đàm phán lại về thỏa thuận và đây là thời gian để Anh, Pháp và Đức ra sức thuyết phục ông Trump, hoặc chấp nhận tái đàm phán. Ngược lại, Israel với bài thuyết trình của ông Netanyahu cũng được cho là cách để họ gây tác động lên quyết định sắp tới của ông Trump, theo New York Times.

Vậy tất cả những gì nhằm vào Iran có phải là kịch bản được dựng lên để "nổ" đúng dịp hay không? Rất khó nói, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy không đơn giản Iran trở thành tâm điểm đúng lúc - kịp thời đến vậy.

Tạp chí Time ngày 1-5 cho biết Nhà Trắng đã biết trước việc Israel trộm được "tài liệu về hạt nhân Iran" từ vài tuần trước. Cụ thể những trao đổi đầu tiên về việc này xuất hiện từ ngày 5-4, thời điểm ông Netanyahu gặp ông Trump tại phòng Bầu dục. Sau đó đến ngày 28-4, hai lãnh đạo này có cuộc điện đàm về việc công bố thông tin trên.

Đối với những ai nghi ngờ động cơ của Morocco trong việc cắt quan hệ với Iran, họ cũng tìm thấy lý do từ một sự kiện diễn ra ngày 27-4. Amy Tachco, điều phối viên chính trị thường trực của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã tái xác nhận sự ủng hộ của Mỹ đối với kế hoạch tự trị của Morocco về vấn đề xung đột Tây Sahara.

Thông điệp gửi... Triều Tiên?

Ngày gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gần kề, Tổng thống Mỹ Trump vẫn đang có những bước chuẩn bị cuối cùng trước lúc đưa ra quyết định có rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran hay không. Hai sự kiện này không tách bạch, mà ngược lại được sử dụng như một thông điệp hẳn hoi. Báo USA Today cho biết trong vài tuần gần đây, ông Trump và các cấp dưới đã khẳng định cả Iran lẫn Triều Tiên đều phải hiểu rằng Mỹ sẵn sàng rút khỏi các thỏa thuận cấp cao, nếu họ cảm thấy rằng đối tác của mình không hành động tôn trọng niềm tin.

TTO - Hai quan chức Nhà Trắng và một nguồn thạo tin của Reuters khẳng định Tổng thống Donald Trump đã quyết định rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran trước ngày 12-5.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ukraine: Triều Tiên cử 20% lực lượng tinh nhuệ đến Nga

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine khẳng định Bình Nhưỡng đã điều khoảng 11.000 binh sĩ 'dự bị cá nhân' tinh nhuệ của ông Kim Jong Un đến hỗ trợ Nga đánh Ukraine.

Ukraine: Triều Tiên cử 20% lực lượng tinh nhuệ đến Nga

Newsweek: Mỹ 'đốt' 20% kho tên lửa chiến lược để bảo vệ Israel

Nguồn tin quân sự khẳng định Mỹ đã dùng đến một phần năm kho tên lửa đánh chặn THAAD trong 12 ngày để bảo vệ Israel trước mưa hỏa lực của Iran.

Newsweek: Mỹ 'đốt' 20% kho tên lửa chiến lược để bảo vệ Israel

Chính trường Thái Lan diễn biến khó lường trong tháng 7?

Khoảng 10.000 người xuống đường phố Bangkok biểu tình kêu gọi thủ tướng Thái Lan từ chức, báo hiệu tháng 7 đầy sóng gió đối với sinh mạng chính trị của nhà Shinawatra.

Chính trường Thái Lan diễn biến khó lường trong tháng 7?

Nước đi toan tính của thủ tướng Thái Lan trước viễn cảnh bị đình chỉ chức vụ

Thái Lan trình đề xuất sắp xếp nội các, trong đó bà Paetongtarn sẽ kiêm nhiệm bộ trưởng Văn hóa để đề phòng trường hợp bà bị đình chỉ chức vụ thủ tướng.

Nước đi toan tính của thủ tướng Thái Lan trước viễn cảnh bị đình chỉ chức vụ

Người nhập cư trái phép ở Mỹ nộp thuế nhiều hơn Amazon, GM, IBM và Netflix gộp lại?

Thông tin người nhập cư trái phép tại Mỹ nộp thuế năm 2024 nhiều hơn các tập đoàn tỉ USD gộp lạ đang lan truyền trên mạng xã hội.

Người nhập cư trái phép ở Mỹ nộp thuế nhiều hơn Amazon, GM, IBM và Netflix gộp lại?

Tỉ lệ ung thư tăng liên quan đến vắc xin COVID-19?

Mạng xã hội lan truyền thông tin vắc xin COVID-19 có liên quan đến tỉ lệ ung thư đại trực tràng tăng ở Úc. Chuyện này thực hư ra sao?

Tỉ lệ ung thư tăng liên quan đến vắc xin COVID-19?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar