31/10/2016 10:20 GMT+7

​Hen và tập thể dục

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Tập thể dục điều độ, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi thích hợp rất quan trọng để có một cuộc sống khoẻ mạnh cho tất cả mọi người.

Tuy tập thể dục có thể là yếu tố khởi phát cơn hen ở người bị hen, nhưng đây là yếu tố khởi phát duy nhất mà bác sĩ khuyên không nên tránh. Vấn đề là người bệnh hen nên tập luyện thế nào là phù hợp.

Hầu hết người được kiểm soát hen kém sẽ có triệu chứng khi tập thể dục. Một số người có triệu chứng hen chỉ khi tập thể dục. Dạng này gọi là hen do tập thể dục (exercise-induced asthma). Triệu chứng của hen do tập thể dục gồm ho, khò khè, thở ngắn, nặng - đau ngực, mệt. Triệu chứng có thể bắt đầu một vài phút sau khi bạn bắt đầu tập thể dục, và có thể tiếp tục xấu đi sau 5- 10 phút hoặc lâu hơn sau khi ngừng tập luyện, thậm chí có thể kéo dài đến vài giờ tùy thuộc vào thời gian, mức độ vận động và môi trường tập thể dục.

Người bị hen nên tránh tập đến mức khởi phát cơn hen, và khi hen được kiểm soát tốt không nên giới hạn hoạt động thể lực. Với sự trợ giúp của nhân viên y tế, người bị hen có thể lập kế hoạch điều trị cho phép họ cảm thấy tốt hơn trong những hoạt động hàng ngày và tập thể dục.

Người bị hen nên tập môn gì?

Tập thể dục có lợi cho sức khỏe, kể cả người bị hen. Những môn thể thao phù hợp với người bị hen như đi bộ, đạp xe đạp, bơi, khí công, thể dục nhịp điệu... Không nên tập những môn cần gắng sức quá nhiều như chạy, võ đối kháng, cũng không nên tập luyện vào mùa lạnh, khô vì dễ làm lên cơn hen.

Phòng ngừa hen khi tập thể dục

Hoạt động thể lực vừa sức để sống chung với hen hoặc trở nên hoạt động nhiều hơn nếu người bị hen biết cách, những bước sau đây có thể giúp người bệnh hen khi tập thể dục:

- Xác định hen khởi phát do tập thể dục:

Lọai trừ các nguyên nhân khác khởi phát hen như: thời tiết lạnh nên mặc áo ấm và mang khẩu trang mũi miệng để giữ ấm không khí hít vào; tránh môi trường ô nhiễm.

- Dùng thuốc điều trị hen trước:

Một số loại thuốc có thể dùng trước tập thể dục để ngăn ngừa triệu chứng hen:

+ Dãn phế quản: cả 2 loại tác dụng ngắn và dài được dùng để ngăn ngừa. Thuốc tác dụng ngắn (như Ventoline) dùng trước 15-20 phút khi bắt đầu tập và dùng lại khi có triệu chứng trong lúc tập.

+ Thuốc tác dụng kéo dài (Salmeterol và formoterol) dùng ít nhất trước một giờ trước khi tập.

+ Thuốc kháng viêm: cả corticosteroid ( budesonide, fluticasone…) và non-steroid (montelukast và zifarlukast) có thể dùng khi tập, thường không thấy rõ cải thiện nếu đã dùng định kỳ thường ngày trước đó.

Làm ấm cơ thể lên dần và làm “mát” xuống khi bắt đầu và kết thúc tập thể dục

Khởi động 5- 10 phút làm ấm trước khi tập, có thể đi bộ chậm rồi tăng tốc hoặc  nhảy tại chỗ kết hợp di chuyển tay chân. Làm mát dần 5-10 phút sau khi tập, có thể đi bộ hoặc căng giãn sẽ giúp ngăn ngừa triệu chứng hen.

Nếu đang tập mà xuất hiện triệu chứng của hen, người bệnh cần ngưng tập ngay, nghỉ ngơi và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Để tránh lên cơn hen khi đang tập thể dục, tốt hơn người bị hen biết rõ cách phòng ngừa kết hợp với lựa chọn loại hình thể thao phù hợp, uống đủ nước để tránh mất nước, tập với nhịp độ vừa phải sao cho trong khi tập vẫn có thể nói được.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: hen tập thể dục

Tin cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều sự chủ động hơn đối với việc chăm sóc bản thân, cũng như các vấn đề trọng đại như mang thai và nuôi con.

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar