15/05/2013 21:59 GMT+7

Hệ thống miễn dịch giúp phụ nữ sống lâu hơn nam giới

THANH DANH
THANH DANH

TTO - Một nghiên cứu mới nhất từ Nhật Bản cho thấy phụ nữ sống lâu hơn nam giới một phần là do hệ thống miễn dịch của họ lão hoá chậm hơn.

Phóng to
Phụ nữ sống lâu hơn nam giới nhiều năm nhờ hệ thống miễn dịch của họ lão hoá chậm hơn. Ảnh: Japannews

Giáo sư Katsuiku Hirokawa thuộc Đại học Y tế và Nha khoa Tokyo và các đồng nghiệp tiến hành phân tích mẫu máu của 356 nam giới khỏe mạnh và phụ nữ trong độ tuổi từ 20 và 90 đã cho ra kết luận trên.

Ngoài ra, theo thời gian các kháng thể yếu đi, tính nhạy cảm với bệnh tật của người đàn ông tăng lên cũng làm rút ngắn tuổi thọ của họ.

Các nhà khoa học Nhật đã đo mức độ của các tế bào máu trắng và các phân tử được gọi là các cytokine mà tương tác với các tế bào của hệ thống miễn dịch để điều chỉnh phản ứng của cơ thể với bệnh tật. Ở cả hai giới, số lượng tế bào máu trắng mỗi người giảm theo tuổi tác như mong đợi từ các nghiên cứu trước đó.

Tuy nhiên, kiểm tra gần hơn tiết lộ sự khác biệt giữa những người đàn ông và phụ nữ trong hai thành phần chính của các hệ thống miễn dịch, các tế bào T-bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, và các tế bào B -tiết ra các kháng thể. Tốc độ suy giảm của hầu hết các tế bào T và tế bào B là nhanh hơn ở nam giới, trong khi đó nam giới cũng cho thấy một sự suy giảm liên quan đến tuổi nhanh chóng hơn trong hai cytokine.

Hai loại cụ thể của tế bào hệ miễn dịch có khả năng chống lại các kẻ tấn công - tề bào T CD4 và các tế bào giết tự nhiên - cũng tăng về số lượng theo tuổi tác, với một tỷ lệ tăng cao hơn ở phụ nữ so với nam giới.

Báo cáo trong tạp chí Miễn dịch và người cao tuổi, các nhà Khoa học cho biết việc kiểm tra các chức năng miễn dịch có thể cung cấp các dấu hiệu của tuổi tác sinh học thực sự. "Những thay đổi liên quan đến tuổi trong các thông số miễn dịch có sự khác nhau giữa nam và nữ. Những phát hiện của chúng tôi cho thấy tỷ lệ chậm suy giảm trong các thông số miễn dịch ở phụ nữ hơn ở nam giới là phù hợp với thực tế là phụ nữ sống lâu hơn nam giới", giáo sư Hirokawa nói.

Tiến sĩ Donald Palmer, giảng viên cao cấp trong miễn dịch học tại các trường Cao đẳng Thú y Hoàng gia, cho biết nghiên cứu trên chuột từng cho thấy kết quả tương tự.

(Theo BBC News)

THANH DANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar