04/12/2013 11:05 GMT+7

Hãy làm lớp trưởng đi em!

LÝ THỊ THỦY (Trường THCS và THPT Sơn Giang, Sông Hinh, Phú Yên)
LÝ THỊ THỦY (Trường THCS và THPT Sơn Giang, Sông Hinh, Phú Yên)

TT - Ngày trước, về thăm quê gặp Phương - đứa cháu gái cũng vừa từ trường về nghỉ cuối tuần. Trông cháu không còn ít nói, rụt rè và nhút nhát như ngày nào nữa mà trước mặt tôi là một cô bé nhanh nhẹn và hoạt bát.

Phóng to
Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần

Tôi tò mò về sự tiến bộ vượt bậc của cháu thì được cả nhà kể lại hành trình trưởng thành của cháu mà nhân vật được nhắc đến nhiều nhất lại là cô Hoa - giáo viên chủ nhiệm lớp năm học vừa rồi của cháu. Cô giáo chủ nhiệm hiện lên trong lời kể của gia đình chị tôi là một phụ nữ nhỏ nhắn nhưng cương nghị và hết lòng chăm lo cho học sinh. Ngày đầu tiếp quản lớp, cô gây ấn tượng trước học trò bởi một sớ thông tin về học lực hạnh kiểm, số buổi nghỉ học khi học lớp 9. Cô đọc tên một số bạn với những thành tích đáng nể mà không quên dặn cần phải khiêm tốn và cố gắng hơn nữa. Cả lớp tròn xoe mắt nể cô vì cả lớp mới thò đầu vào cấp III mà sao cô có thể biết tuốt nhanh vậy. Rồi đến chuyện bầu ban cán sự, cô hỏi cả lớp nhao nhao:

- Thưa cô, bạn Tuấn Anh làm lớp trưởng đi ạ, năm ngoái bạn làm rồi.

- Bạn Lan sẽ làm lớp phó ạ.

- Thế còn thư ký?

- Quỳnh Hương ạ! Bạn ấy viết chữ đẹp lắm cô ơi.

- Được rồi, cô đồng ý với tất cả, trừ vị trí lớp trưởng. Tuấn Anh sẽ chuyển sang làm bí thư lớp vì lớp mình cũng đã có đến bảy đoàn viên. Còn lớp trưởng sẽ do Phương làm.

Cả lớp tròn xoe mắt, hướng về phía cô bé có dáng người mảnh khảnh, vẻ hạt tiêu nhất lớp. Dường như cũng không tin vào tai mình, trong giây lát Phương mới kịp định thần lại, đứng lên lí nhí xin thôi. Nhìn cô bạn nhỏ bé, mà lại vừa biết bạn ở một xã vùng sâu ra đây học, chẳng có ai phục. Có em nói đổi lại đi vì bạn nhỏ thế làm sao nói cho cả lớp nghe được. Thấy cô kiên quyết, Phương như sắp khóc, cả lớp nhao nhao nhìn cô bạn mới với chức vụ mới. Cô ra hiệu cả lớp im lặng và tiếp lời:

- Hôm nay chúng ta tạm bầu ban cán sự lâm thời, sau này khi ổn định nề nếp chúng ta sẽ bầu lại đàng hoàng. Căn cứ vào kết quả học tập năm ngoái, trung bình môn cả năm của Phương là 8,9, giải nhì văn cấp tỉnh, cả năm không vắng buổi học nào. Nếu còn ai vượt qua được kết quả đó, cô cho làm lớp trưởng. Nếu bạn nào không phục thì lấy kết quả học tập năm học này để chứng minh. Còn Phương phải làm lớp trưởng, đây là lệnh. Nếu em không nghe, cứ lên gặp ban giám hiệu xin thôi.

Phương về nhà mắt đỏ hoe, chị tôi đành bỏ dở việc đồng áng ra thị trấn xin cô chủ nhiệm cho con thôi làm lớp trưởng vì Phương không biết làm, không thể làm, không dám làm. Nhìn vẻ lam lũ và khắc khổ cộng với sự rụt rè trong cách ăn nói của chị tôi, cô hiểu người phụ nữ ngồi trước mặt suốt ngày chỉ biết mỗi ruộng nương, mấy khi được rời buôn làng hẻo lánh để ra thị trấn đang nghĩ cô giáo quàng lên vai con gái yêu của bà một việc ngoài sức tưởng tượng. Cô hướng về phía Phương nói với hi vọng Phương sẽ hiểu ý cô hơn mẹ:

- Năm ngoái, mọi thứ em đều tốt, đều giỏi, duy chỉ một điều, trong học bạ giáo viên nhận xét em quá rụt rè và nhút nhát. Nên giờ cô cho em làm lớp trưởng để rèn tính chủ động, hoạt bát và cả tác phong làm việc theo nhóm, làm lãnh đạo nữa. Những điều đó rất cần cho em sau này. Cái gì cũng có sự bắt đầu. Em không làm thì sao biết có làm được hay không. Cứ làm cho cô hai tháng, nếu các bạn không nghe, không làm được, bầu lại, không được tín nhiệm nữa, cô sẽ đổi. Cô làm vậy cũng chỉ vì muốn tốt cho em thôi. Hãy làm những gì mà cô dặn, các bạn sẽ giúp em.

Nghe nói vì muốn tốt cho con mình, chị tôi mới yên tâm, cô bé cũng chẳng còn ý kiến gì nữa. Hết năm học, bao nhiêu lớp trong trường đã phải đổi lớp trưởng nhưng riêng lớp cô Hoa chủ nhiệm, Phương vẫn là một lớp trưởng gương mẫu, được cả tập thể lớp rất đoàn kết ấy tin yêu. Phương không còn rụt rè, nhút nhát như những ngày đầu mới vào lớp nữa mà luôn năng nổ trong mọi việc cô và trường giao. Thi đua, lớp luôn dẫn đầu khối...

Nhìn cháu trưởng thành như vậy mà tôi thầm cảm phục cô giáo Hoa, thế mới biết nghề giáo không hề đơn giản mà vô cùng khó khăn, đòi hỏi cái tâm và có tầm nhìn để truyền đạt tri thức, để kịp thời giáo dục, uốn nắn các em nên người.

Từ ngày 27-11 đến 2-12 mục “Giáo dục dưới mắt mọi người” đã nhận bài của các tác giả: Trọng Thức, Đỗ Thị Quyên, Nguyễn Phương Hà (Hà Nội), Nguyễn Thị Kim Thoa (Nghệ An), Phạm Thị Trang (Bình Định), Hoàng Ninh (Đắk Nông), Trần Văn Sinh, Trương Duy Khánh, Nguyễn Văn Công (Đồng Nai), Nguyễn Thị Thúy Nga (Vũng Tàu), Hoàng Vũ Lam (Tây Ninh), Lê Thị Nhung, Nguyễn Văn Phước, Trần Văn Tám, Hà Hương Điệp, Minh Tuấn, Nguyễn Đức Toàn, Hoàng Thái Hùng, Hữu Chơn, Lê Phương Trí (TP.HCM), Lê Tấn Thời, Nhật Duy (An Giang), Thanh Vân, Sĩ Lê (Trà Vinh), Nguyễn Thành Nam (Cần Thơ), Ngọc An (Kiên Giang) và những bạn đọc Hương Huyền, Đoàn Thị Thu Phương...

Những bài viết hay, được nhiều bạn đọc quan tâm chia sẻ trong tháng sẽ được ban biên tập báo Tuổi Trẻ trao quà lưu niệm là phần thưởng trị giá 1 triệu đồng. Cuối mỗi quý, những bài viết hay nhất sẽ được ban biên tập báo Tuổi Trẻ trao giấy chứng nhận bài viết hay nhất và phần thưởng trị giá 3 triệu đồng. Thư và bài xin vui lòng gửi về địa chỉ báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, email [email protected]. Xin vui lòng ghi rõ địa chỉ và số tài khoản ngân hàng.

Rất mong sự cộng tác của bạn đọc.

LÝ THỊ THỦY (Trường THCS và THPT Sơn Giang, Sông Hinh, Phú Yên)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar