04/09/2012 07:53 GMT+7

Hãy giữ "tiêu bản sống"

NGUYỄN PHAN
NGUYỄN PHAN

TT - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa có công văn gửi UBND tỉnh Đắk Lắk và vườn quốc gia Yok Đôn yêu cầu bảo quản xương của hai con voi chết trong vườn quốc gia Yok Đôn để làm tiêu bản tại Bảo tàng Tài nguyên rừng VN. Theo thống kê của Trung tâm bảo tồn voi, từ năm 2009 đến nay đã có 19 con voi bị sát hại, riêng tám tháng đầu năm 2012 đã có 5 con voi rừng bị giết.

Nếu giữ xương voi lại làm tiêu bản, ít nhất - đến thời điểm này - bảo tàng có 19 tiêu bản voi. Số lượng tiêu bản ấy sẽ làm du khách giật mình khi đến tham quan bởi tốc độ sát hại voi quá khủng khiếp.

Tiêu bản xương là thế, còn “tiêu bản sống” thì sao? Những người có trách nhiệm đã lên tiếng sau vụ sát hại hai con voi, lần này là lên tiếng không phải vì phẫn uất mà lên tiếng lo lắng cho số phận của đàn voi. Khi mà con voi bị giết là voi đực trưởng thành duy nhất trong đàn voi 29 con thường xuyên cư trú tại vườn quốc gia Yok Đôn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự sinh sôi nảy nở của đàn voi sau này. Thậm chí có tờ báo khi viết về vụ việc này đã đặt ngay tiêu đề “Đau đớn cho đàn voi góa bụa”.

Voi rừng đang bị đe dọa nghiêm trọng, nhưng dự án bảo tồn voi đến nay vẫn chậm trễ. Lạ lùng thay khi voi chết đều đều hằng năm vậy mà trung tâm bảo tồn voi vẫn chưa có đất để xây dựng những hạng mục quan trọng như bệnh viện cho voi, khu sinh sản cho voi. Khi trung tâm này xin cắt 200ha vườn quốc gia Yok Đôn để quy hoạch làm trung tâm bảo tồn voi thì Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng nhiệm vụ của vườn trong việc bảo tồn voi là đương nhiên nên không đồng ý cắt đất. Không xin được đất vườn, trung tâm chuyển qua xin đất của rừng phòng hộ Buôn Đôn để xây dựng các hạng mục công trình cũng như khu vực khoanh nuôi thì UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý về chủ trương, nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định cắt đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất... Quan trọng hơn nữa là vốn từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa bố trí nên không thể triển khai thêm hạng mục nào của dự án.

Năm 2006 Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hành động khẩn trương đến năm 2010 để bảo tồn voi tại ba khu vực trọng điểm là Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai. Đến năm 2010, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt dự án bảo tồn voi giai đoạn 2010-2015 với tổng kinh phí 61 tỉ đồng. Mới nhất, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk phải sớm hoàn thành rà soát, bổ sung dự án bảo tồn voi đến năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ thẩm định, phê duyệt trước ngày 15-9. Trong khi dự án bảo tồn voi tiếp tục được rà soát thì số lượng voi chết bởi nạn săn bắn cũng được bổ sung đều đặn hằng năm.

Giữ gìn tiêu bản xương là cần thiết, nó sẽ là bài học, là hồi chuông báo động để mọi người quan tâm hơn nữa đến số phận đàn voi rừng. Thế nhưng liệu tiêu bản xương kia có “hoàn thành trách nhiệm” cảnh báo hãy bảo vệ voi rừng hay không, khi mà “tiêu bản sống” đang đối diện với nguy hiểm hằng ngày hằng giờ, trong khi đang chờ dự án bảo tồn sớm đi vào hoạt động?

NGUYỄN PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar