26/10/2022 17:23 GMT+7

Hay bị muỗi cắn là do... mùi cơ thể?

NGHI VŨ
NGHI VŨ

TTO - Một nghiên cứu thú vị mới đây tại Mỹ đã chỉ ra rằng một số người hay bị muỗi cắn là do mùi cơ thể của họ đặc biệt và khiến họ "hấp dẫn" hơn trong mắt loài côn trùng này.

Hay bị muỗi cắn là do... mùi cơ thể? - Ảnh 1.

Nghiên cứu mới cho thấy người hay bị muỗi cắn là do mùi hương trên da có phần đặc trưng - Ảnh: AP

Có rất nhiều câu chuyện dân gian về việc vì sao có người bị muỗi cắn nhiều hơn người khác, nhưng hầu hết đều không có bằng chứng xác thực.

Leslie Vosshall, nhà sinh học thần kinh tại Đại học Rockefeller ở New York (Mỹ), cho biết dựa trên nghiên cứu mới của bà và các cộng sự, những người hay bị muỗi cắn là do nồng độ các chất hóa học có trên da liên quan đến mùi hương.

Kết quả nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí khoa học Cell tại Mỹ ngày 25-10. Trong đó, 64 tình nguyện viên từ Trường đại học Rockefeller và khu vực lân cận đã được mời đến nhằm “thu thập” mùi hương.

Họ lần lượt cuốn một bao ni lông quanh cẳng tay. Các bao này sau đó được đặt vào các bẫy riêng biệt, nối với một cái ống dài.

Bà Vosshall cho biết sau khi muỗi được thả ra, chúng lao ngay đến đối tượng mà chúng cho là hấp dẫn nhất, như một điều rất hiển nhiên.

Nghiên cứu kết luận, những người “hấp dẫn” đối với muỗi thường trên da có nồng độ a xít cao. "Các phân tử nhờn" này là một phần của lớp dưỡng ẩm tự nhiên của da, và nồng độ sẽ khác nhau tùy theo từng người.

Các vi khuẩn sống trên da sẽ ăn các loại a xít này và tạo ra các mùi hương đặc trưng, thu hút muỗi. Việc cố gắng loại bỏ các loại a xít này sẽ khiến da bị tổn thương.

Theo nghiên cứu, sự khác biệt này lớn đến nỗi những người thường bị muỗi cắn có thể bị cắn nhiều gấp 100 lần người bình thường.

Nghiên cứu dựa trên muỗi Aedes aegypti, thường lây lan các bệnh như sốt vàng da, Zika và sốt xuất huyết. Tác giả nghiên cứu lưu ý vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác nhận kết quả tương tự trên các loài muỗi khác.

Nghiên cứu này chỉ phương hướng trong việc tìm kiếm các giải pháp phòng tránh muỗi, như việc can thiệp vào các vi khuẩn trên da để kiểm soát mùi cơ thể.

Tuy nhiên, ông Jeff Riffell, nhà sinh học thần kinh tại Đại học Washington, người không tham gia nghiên cứu, cho biết tuy có nhiều cách để thay đổi mùi trên da, nhưng rất khó để chiến thắng loài muỗi. Loài côn trùng này đã tiến hóa thành những cỗ máy cắn người "nhỏ mà có võ".

Các mối nguy cơ lây bệnh từ muỗi vằn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có gần 800.000 người trên toàn cầu tử vong do các căn bệnh truyền từ muỗi như như sốt xuất huyết (SXH), sốt rét, sốt vàng da, sốt Chikungunya, viêm não Nhật Bản…

NGHI VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim

Những người khỏe mạnh có khả năng chịu đựng tốt khi tiếp xúc với nắng nóng. Tuy nhiên, khả năng này bị suy giảm ở bệnh nhân tim mạch.

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Quảng cáo yến sào chứa 35% là tổ yến với mức giá chỉ hơn 13.000 đồng/hũ, TikToker Quyền Leo Daily thu được hàng loạt đơn hàng qua các phiên livestream trên TikTok. Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng đặt nghi vấn về chất lượng thật sự của sản phẩm này.

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Uống thuốc nam phòng bệnh dại, bé trai nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn

Sau khi bị chó cắn, bé trai 13 tuổi được gia đình cho uống thuốc nam, không tiêm phòng hay theo dõi con chó. Hai tháng sau trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, nghi mắc bệnh dại.

Uống thuốc nam phòng bệnh dại, bé trai nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn

Ca COVID-19 tại TP.HCM tăng nhẹ, không ghi nhận ca bệnh nặng

Số ca mắc COVID-19 tại TP.HCM tăng nhẹ trong 4 tuần qua, không ghi nhận ca bệnh nặng từ đầu năm đến nay.

Ca COVID-19 tại TP.HCM tăng nhẹ, không ghi nhận ca bệnh nặng

Giảm thời gian chờ khám bệnh, sao không đặt lịch khám trực tuyến?

Nhiều bệnh viện đã triển khai đăng ký khám trực tuyến nhằm giảm tải thời gian chờ đợi cho người bệnh nhưng lượng bệnh nhân đăng ký khám khá ít.

Giảm thời gian chờ khám bệnh, sao không đặt lịch khám trực tuyến?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar