06/07/2022 17:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tìm ra cách ngăn muỗi 'đánh hơi' người bị sốt xuất huyết để lây bệnh

MINH HẢI (Theo The Conversation, ABC)
MINH HẢI (Theo The Conversation, ABC)

TTO - Các nhà khoa học phát hiện một số loại virus sẽ tạo ra mùi hương khác biệt trên cơ thể người bệnh sốt xuất huyết, khiến muỗi dễ dàng tìm đến họ, từ đó gia tăng nguy cơ lây truyền virus.

Tìm ra cách ngăn muỗi đánh hơi người bị sốt xuất huyết để lây bệnh - Ảnh 1.

Đối với loài muỗi, mùi hương là thứ giúp chúng "định vị" con mồi. Cụ thể, chúng không thể cưỡng lại với hai loại virus nguy hiểm gây bệnh Zika và sốt xuất huyết - Ảnh: Getty Images / iStockphoto

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell, nhóm nhà khoa học cho biết sau khi xâm nhập cơ thể vật chủ, virus gây bệnh Zika và sốt xuất huyết sẽ khiến cơ thể vật chủ sản sinh một mùi hương đặc biệt thu hút muỗi hơn.

Mùi hương này do một hợp chất gọi là acetophenone tạo thành, được các nhà khoa học mô tả là "chất kích thích cực mạnh" đối với loài muỗi. Acetophenone vốn được tạo ra bởi một loại vi khuẩn phát triển trên da. 

Thông thường, da chúng ta sẽ tiết ra một loại protein có tác dụng hạn chế acetophenone. Tuy nhiên khi cơ thể nhiễm virus Zika và sốt xuất huyết thì việc sản xuất protein này bị ngăn chặn, khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn và tạo ra nhiều acetophenone hơn.

Điều này dẫn đến việc cơ thể sản sinh một mùi hương thu hút muỗi. Muỗi đốt người nhiễm bệnh, sau đó sẽ truyền bệnh cho nhiều người khác thông qua vết đốt chích của nó, khiến việc lây nhiễm nhanh và rộng hơn.

Trước đây, các nhà khoa học cũng phát hiện bệnh sốt rét có thể làm thay đổi mùi của vật chủ, từ đó thu hút muỗi. Phát hiện tương tự đối với Zika và sốt xuất huyết càng khẳng định thêm rằng mùi hương là một yếu tố để virus tăng khả năng lây nhiễm sang nhiều vật chủ hơn.

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng do bốn loại virus có liên quan chặt chẽ với nhau gây nên. Theo Tổ chức Y tế thế giới, một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, nhưng hơn 80% các trường hợp thường nhẹ và không có triệu chứng. Sốt xuất huyết cũng là nguyên nhân gây ra khoảng 20.000 ca tử vong mỗi năm.

Virus Zika là một loại bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền, chủ yếu xảy ra ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Hầu hết những người bị nhiễm virus Zika không có dấu hiệu và triệu chứng. Zika gây sốt, viêm kết mạc và các biến chứng thần kinh. Nhiễm virus Zika trong thời kỳ mang thai cũng có thể dẫn đến dị tật đầu nhỏ.

Hiện tại vẫn chưa có vắc xin hoặc thuốc đặc trị cho virus Zika. Thuốc chủng ngừa sốt xuất huyết cũng chỉ được khuyến cáo cho trẻ em từ 9 đến 16 tuổi đã bị nhiễm bệnh - mục đích là để ngăn ngừa sốt xuất huyết nặng trong tương lai. Do đó, đây vẫn là hai căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với toàn cầu.

Từ phát hiện mới này, các nhà khoa học xác định một phương pháp tiềm năng để ngăn chặn mùi hương và hạn chế sự lây lan của bệnh. Đó là sử dụng một loại thuốc dùng điều trị mụn trứng cá Accutane. Thuốc này có thể làm giảm lượng dầu tiết ra bởi các tuyến dầu trên da, giảm bớt vi khuẩn tạo acetophenone.

Thí nghiệm sử dụng thuốc Accutane để hạn chế mùi hương, ngăn muỗi đốt đã áp dụng thành công trên chuột. Hiện tại các nhà khoa học đang cho thử nghiệm tác dụng của thuốc trên cơ thể người.

Penghua Wang, trợ lý giáo sư tại Đại học Connecticut, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Mục tiêu của chúng ta là giảm sự lây lan của virus và gánh nặng bệnh tật. Phương pháp điều trị tiềm năng này sẽ không giết sạch được muỗi, nhưng nó có thể làm giảm sự lây truyền của Zika và sốt xuất huyết".

Trong tương lai xa, kết quả này cũng có thể là tiền đề cho các nghiên cứu chỉnh sửa gene của muỗi. Chẳng hạn như ngăn chặn các tế bào thần kinh khứu giác của muỗi. Muỗi vẫn có thể sinh sản, nhưng chúng có thể kém phản ứng với các tín hiệu mùi từ con người và sẽ chỉ đốt động vật, không tìm đốt chích hút máu từ con người.

Sốt xuất huyết gia tăng: Không để dịch chồng dịch!

TTO - Đến nay, TP.HCM đã có gần 22.000 ca sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 11 ca tử vong. Các chuyên gia cho rằng hiện vẫn chưa là đỉnh dịch, dịch có thể kéo dài đến quý 3 năm nay.

MINH HẢI (Theo The Conversation, ABC)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

4 thói quen nên hạn chế sau 17h để tránh nguy cơ đột quỵ

Liệu những thói quen sau giờ làm việc tưởng như vô hại này có đang âm thầm làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, thậm chí là đột quỵ?

4 thói quen nên hạn chế sau 17h để tránh nguy cơ đột quỵ

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'

Đằng sau những giờ chẩn đoán, phẫu thuật cho người bệnh tai - mũi - họng, bác sĩ Đặng Hoài Anh (37 tuổi) còn là một nhiếp ảnh gia với những chuyến độc hành tìm kiếm chính mình qua khung ảnh.

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'

30 vết đốt của ong vò vẽ khiến người đàn ông hôn mê

Người đàn ông nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi bị ong vò vẽ đốt hơn 30 vết, tập trung ở vùng đầu, mặt, tay.

30 vết đốt của ong vò vẽ khiến người đàn ông hôn mê

Bệnh nhân ung thư mừng rơn vì được lấy thuốc 3 tháng/lần

Nhiều bệnh nhân ung thư đã điều trị ổn định được chỉ định tái khám 3 tháng một lần, thế nhưng tháng nào họ cũng phải đến bệnh viện để lấy thuốc điều trị. Mỗi lần lấy thuốc đều phải xếp hàng, chờ đợi.

Bệnh nhân ung thư mừng rơn vì được lấy thuốc 3 tháng/lần

TP.HCM bắt đầu phát thuốc bảo hiểm y tế bệnh mạn tính theo đơn hơn 30 ngày

Những ngày đầu triển khai cấp phát thuốc bệnh mạn tính đến 3 tháng/lần theo thông tư mới của Bộ Y tế, cả người bệnh và bệnh viện đều vui mừng.

TP.HCM bắt đầu phát thuốc bảo hiểm y tế bệnh mạn tính theo đơn hơn 30 ngày

Bị hai chiếc đũa dài đâm vào mũi phải trong một lần uống say

Hai chiếc đũa “ẩn náu” trong xoang hàm, đặt bệnh nhân trên bờ vực nguy hiểm. Cuộc phẫu thuật lấy dị vật bất ngờ này hé lộ những rủi ro khôn lường.

Bị hai chiếc đũa dài đâm vào mũi phải trong một lần uống say
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar