24/06/2022 18:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

TP.HCM xử phạt trường hợp đã được hướng dẫn vẫn để phát sinh muỗi truyền sốt xuất huyết

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - UBND TP.HCM yêu cầu UBND các quận, huyện khi phát hiện lăng quăng trong phạm vi hộ gia đình phải hướng dẫn người dân biện pháp xử lý và yêu cầu ký cam kết loại trừ lăng quăng, nếu sau 2 lần vi phạm sẽ xử phạt vi phạm hành chính.

TP.HCM xử phạt trường hợp đã được hướng dẫn vẫn để phát sinh muỗi truyền sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Bệnh nhân sốt xuất huyết được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN

Ngày 24-6, Sở Y tế cho biết nhằm kiềm chế sự gia tăng ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết trước tình hình số ca mắc, số ca nặng và số ca tử vong có khuynh hướng tăng cao, chủ tịch UBND TP.HCM đã chính thức ban hành kế hoạch về tổng vệ sinh, triệt nơi sinh sản của muỗi vằn năm 2022.

Theo đó, UBND TP yêu cầu tất cả các hộ gia đình, trụ sở cơ quan đơn vị, nơi sản xuất, trường học, bệnh viện, nơi công cộng… thực hiện các biện pháp triệt nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Cụ thể, với các vật chứa nước có mục đích để phục vụ cho sinh hoạt của người dân phải đậy kín thùng, lu, chậu, hồ... trữ nước khi không sử dụng, thay nước và súc rửa thường xuyên (bình bông, đĩa lót chậu kiểng, ly nước cúng, chậu nước gia cầm...) hoặc thả cá bảy màu ăn lăng quăng (hòn non bộ, cây thủy sinh...).

Đối với các vật chứa nước không có mục đích sinh hoạt phải thu gom và loại bỏ ngay, hoặc nếu chưa có điều kiện loại bỏ thì phải có biện pháp sắp xếp, che chắn, không để ứ đọng nước và phải loại bỏ ngay trong vòng 1 tuần.

Về thời gian tổ chức thực hiện chiến dịch bắt đầu ngay từ đầu tháng 7-2022 và đến hết tháng 9-2022 (có thể kéo dài hơn tùy theo tình hình dịch bệnh).

Tại hộ gia đình (nhà dân, nhà trọ, nơi kinh doanh, sản xuất, chăn nuôi...) tự thực hiện tổng vệ sinh ít nhất 1 lần/tuần, dưới sự kiểm tra của UBND phường, xã, thị trấn.

Nếu UBND phát hiện lăng quăng trong phạm vi hộ gia đình thì hướng dẫn người dân biện pháp xử lý và yêu cầu ký cam kết loại trừ lăng quăng, nếu sau 2 lần vi phạm sẽ thực hiện xử phạt vi phạm hành chính.

Tại các địa điểm có người quản lý trực tiếp (cơ quan, xí nghiệp, trường học, cơ sở tôn giáo, bệnh viện, bến xe, nghĩa trang, nhà hàng, khách sạn, công trình xây dựng…) thực hiện tổng vệ sinh ít nhất 1 lần/tuần phù hợp với lịch làm việc, hoạt động của đơn vị.

Giao UBND phường, xã, thị trấn truyền thông, vận động người dân xung quanh không bỏ rác bừa bãi, tích cực bảo vệ thành quả tổng vệ sinh tại nơi công cộng, đối với những cá nhân, tổ chức không làm theo những biện pháp triệt nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sẽ bị xử phạt theo quy định.

Tại các khu vực công cộng không có người quản lý trực tiếp (khu vực tập trung rác thải tự phát, khu quy hoạch treo, bãi đất trống vắng chủ…) thực hiện vệ sinh ít nhất 1 lần/tuần vào ngày thứ bảy, chủ nhật, UBND phường, xã, thị trấn lập danh sách các khu vực công cộng không có người quản lý trực tiếp trên địa bàn.

Huy động đoàn thanh niên, các tình nguyện viên và người dân sống xung quanh tham gia tổng vệ sinh, thu gom và xử lý rác thải, vật chứa nước ở những địa điểm này, truyền thông, vận động người dân xung quanh không bỏ rác bừa bãi, tích cực bảo vệ thành quả tổng vệ sinh tại nơi công cộng.

Sốt xuất huyết gia tăng nhanh chóng, nhiều người thở máy, lọc máu

Ngày 24-6, Sở Y tế TP.HCM cho biết theo báo cáo nhanh từ 4 bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết của TP, các ca bệnh nhập viện điều trị sốt xuất huyết đang gia tăng, trong đó có 626 trường hợp nằm điều trị nội trú với 82 trường hợp sốt xuất huyết nặng, 50% số bệnh nhân nặng là do các bệnh viện tỉnh chuyển đến do quá khả năng điều trị.

Tại Bệnh viện Nhi đồng TP có 89 bệnh nhi, 21 trường hợp bệnh nặng, bao gồm 3 ca đang thở máy. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 có 90 bệnh nhi bị sốt xuất huyết, 8 ca nặng, trong đó có 2 ca đang thở máy.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới hiện đang điều trị cho 373 trường hợp sốt xuất huyết (264 người lớn và 109 trẻ em), chiếm 56% các trường hợp đang điều trị nội trú của bệnh viện, có 45 trường hợp nặng, trong đó 3 ca thở máy và 1 ca lọc máu.

Báo động thiếu dung dịch cao phân tử chống sốc sốt xuất huyết

TTO - Số ca mắc sốt xuất huyết vẫn đang tăng mạnh nhưng theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện các cơ sở khám chữa bệnh đang gặp khó khăn khi không có dung dịch cao phân tử HES 200.000, Dextran 40 để chống sốc sốt xuất huyết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar