20/11/2024 15:33 GMT+7

Hạnh phúc sau 7 năm hiếm muộn: Cô giáo tiểu học làm mẹ 3 công chúa nhỏ

Gần 7 năm hiếm muộn vẫn kiên trì trên hành trình tìm con, chị Bùi Thị Giang (36 tuổi, quê Ninh Bình) đã vượt qua bao định kiến, khó khăn để có thể hạnh phúc trọn vẹn bên chồng và 3 cô công chúa nhỏ.

Hạnh phúc sau 7 năm hiếm muộn: Cô giáo tiểu học làm mẹ 3 công chúa nhỏ - Ảnh 1.

Vợ chồng chị Giang bên công chúa nhỏ Trần Cát Thiên An - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bất ngờ khi biết nguyên nhân gây vô sinh

Tháng 6-2012, cô giáo tiểu học Bùi Thị Giang kết hôn cùng anh Trần Văn Thiên, một thủy thủ viễn dương. Hạnh phúc tưởng chừng trọn vẹn, thế nhưng hai vợ chồng mãi chưa có tin vui.

Vì tính chất công việc, anh Thiên thường xuyên vắng nhà khiến chị Giang vừa mong ngóng vừa cô đơn. Sau nhiều tháng chờ đợi không thấy tin vui, hai vợ chồng bắt đầu hành trình tìm con với các phương pháp chữa trị Đông - Tây y.

Năm 2013, sau khi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe sinh sản, kết quả khiến cả hai choáng váng. Anh Thiên được chẩn đoán vô sinh nam, do biến chứng từ bệnh quai bị thời nhỏ.

Phương pháp duy nhất có thể giúp họ thực hiện giấc mơ làm cha mẹ là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), một kỹ thuật có chi phí rất cao vào thời điểm ấy.

Với mức lương giáo viên hợp đồng chỉ 2 triệu đồng/tháng, hai vợ chồng không đủ điều kiện tài chính để ngay lập tức tiến hành IVF. Chị Giang quyết định tạm gác lại việc điều trị, tập trung làm kinh tế, vừa làm vừa chắt chiu hy vọng cho một ngày mai tươi sáng.

"Đã có lúc tôi nghe người đời gièm pha, rằng nhà này không thể có con. Nhưng tôi gạt đi tất cả, nhủ lòng phải mạnh mẽ để cùng chồng bước tiếp" - chị Giang tâm sự.

Năm 2015, sau gần một năm anh Thiên xa nhà, cả hai quyết tâm thử lại hành trình tìm con. Nhưng niềm hy vọng nhỏ nhoi tan vỡ sau hai lần chuyển phôi thất bại. "Mỗi lần thử que thử thai mà chỉ một vạch, tim tôi như thắt lại" - chị kể.

Quả ngọt cho hành trình bền bỉ

Dù thất bại, chị Giang chưa bao giờ từ bỏ. Chị quả quyết với chồng: "Đau đến mấy em cũng chịu được, miễn là có con. Em sẽ không bao giờ bỏ cuộc".

Năm 2017, hành trình tìm con của chị Giang tiếp tục. Vợ chồng chị đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội và quyết định thực hiện IVF lần nữa. Lần này, sự thoải mái về tâm lý và phác đồ điều trị phù hợp đã đem lại kết quả bất ngờ, chị tạo được 9 phôi ngày 5.

Sau lần chuyển phôi trữ thứ hai, chị Giang nhận được tin vui. Cuối năm 2017, thiên thần nhỏ đầu tiên, bé Trần Cát Thiên An, cất tiếng khóc chào đời, khép lại hành trình dài 7 năm đong đầy nước mắt và khát khao.

Không dừng lại ở đó, năm 2020 chị tiếp tục chuyển số phôi trữ còn lại và chào đón thêm hai bé gái song sinh, Trần Cát Thiên Di và Trần Cát Thiên Ân.

"Nhờ sự kiên trì của hai vợ chồng, tình yêu thương và sự tiến bộ của y học hiện đại mà những em bé phôi nhỏ như hạt cát đã hóa thành "thiên thần" đến với gia đình mình.

Các gia đình hiếm muộn đang mong con hãy vững tâm, dù có khó khăn đến mấy, hoàn cảnh có khắc nghiệt đến mấy thì hãy luôn vững tin và nghĩ rằng con yêu vẫn đang đợi bố mẹ ở đâu đó, chỉ là con đến muộn chút thôi", chị Giang nhắn nhủ.

Hạnh phúc đến với cặp đôi hơn 10 năm hiếm muộn

Hơn 10 năm hiếm muộn, cặp vợ chồng quê Quảng Bình ngược xuôi vào Nam ra Bắc chạy chữa tìm con. Đã có lúc hai vợ chồng định buông xuôi, nhưng rồi hạnh phúc được làm cha mẹ cũng đến.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar