08/09/2024 16:18 GMT+7

Sinh con muộn, vô sinh thứ phát ở Việt Nam ngày càng tăng

Việt Nam đang đối mặt với thách thức mức sinh ngày càng thấp, trong khi tỉ lệ vô sinh thứ phát ngày càng gia tăng. Trong đó có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này như lối sống, tình trạng lập gia đình muộn, có con muộn.

Sinh con muộn, vô sinh thứ phát ở Việt Nam ngày càng tăng - Ảnh 2.

Bác sĩ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tư vấn cho bệnh nhân hiếm muộn - Ảnh minh họa: DƯƠNG LIỄU

Đây là chia sẻ của GS.TS Nguyễn Viết Tiến, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam, tại hội nghị quốc tế chuyên đề "Nâng cao tỉ lệ thành công trong hỗ trợ sinh sản: Khám phá giải pháp tìm đường trong mê cung để đến đích thành công", do Hội Phụ sản Việt Nam phối hợp với Merck tổ chức từ ngày 7 đến 8-9, tại Hà Nội.

Vô sinh thứ phát tăng

Theo thống kê của Bộ Y tế, ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, tỉ lệ khoảng 7,7%. Đặc biệt, tình trạng vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) chiếm 3,8%. Đáng nói, tỉ lệ này đang tăng lên đến 15-20% sau mỗi năm và chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng vô sinh.

Thống kê của WHO cũng chỉ ra Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỉ lệ sinh thấp dần và tỉ lệ vô sinh cao trên thế giới.

Ông Tiến cho rằng Việt Nam đang đối mặt với thách thức mức sinh ngày càng thấp, trong khi tỉ lệ vô sinh lại ở mức cao. Nguyên nhân do nhiều yếu tố như lối sống, tình trạng lập gia đình muộn, có con muộn.

"Xu hướng của Việt Nam kết hôn muộn. Việc kết hôn muộn làm giảm khả năng có thai. Bên cạnh đó, áp lực cuộc sống khiến nhiều người lo kinh tế đầy đủ mới sinh con. Lúc này, người phụ nữ có tuổi, ảnh hưởng tới khả năng sinh con dẫn đến tình trạng hiếm muộn", ông Tiến phân tích.

Các chuyên gia cũng cho rằng nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn còn do tỉ lệ phá thai cao, viêm nhiễm đường sinh dục, sử dụng dụng cụ tránh thai. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về vô sinh của nhiều cặp vợ chồng còn hạn chế.

Theo ông Tiến, hiện nay trình độ điều trị vô sinh hiếm muộn của Việt Nam được đánh giá tương đương các nước trong khu vực, kỹ thuật phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, điều thách thức là giá dịch vụ còn cao so với thu nhập của hầu hết người dân.

Ông đề xuất cần có chính sách, chủ trương, đổi mới trong thanh toán bảo hiểm y tế để từng bước đáp ứng nguyện vọng điều trị vô sinh hiếm muộn của người dân, đồng thời góp phần duy trì, ổn định chất lượng và số lượng dân số.

Trước đó đóng góp kiến nghị chính sách phát triển dân số bền vững, GS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên bí thư Thành ủy TP.HCM, nguyên chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng cho rằng bên cạnh các chính sách an sinh, Nhà nước cần có chương trình hỗ trợ thiết thực cho các cặp vợ chồng vô sinh sinh con.

Nhiều nước đã chi trả bảo hiểm y tế điều trị hiếm muộn

Ông Tiến cũng dẫn chứng trên thế giới, nhiều nước coi hiếm muộn là bệnh lý và dùng bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân. Ví dụ, Pháp cho IVF đến 4 lần, sang lần thứ 5 bệnh nhân mới phải trả tiền. Trung Quốc cũng đưa 16 dịch vụ hỗ trợ sinh sản vào hạng mục được chi trả từ năm 2022.

Sinh con muộn, vô sinh thứ phát ở Việt Nam ngày càng tăng - Ảnh 3.

Các chuyên gia chia sẻ thông tin về vô sinh, hiếm muộn tại hội nghị quốc tế - Ảnh: T.T

Các nghiên cứu của Merck Healthcare cũng cho thấy tại các nước Tây Âu, hầu hết đã chi trả cho điều trị hiếm muộn qua các biện pháp có sẵn, tiêu chí phù hợp cho chi trả bảo hiểm như tuổi, tình trạng hôn nhân…

Hay tại Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan cũng đã chi trả một số mức bao phủ cho điều trị hiếm muộn. Cụ thể, từ năm 2021 Đài Loan đã mở rộng trợ cấp cho IVF và chỉ sau 18 tháng đã có thêm hơn 15.000 trẻ em được sinh ra bằng phương pháp này bằng các khoản trợ cấp.

Ông Alexandre De Muralt, phó chủ tịch Merck Healthcare châu Á - Thái Bình Dương, cho biết hội nghị là cơ hội để cập nhật thông tin về hỗ trợ sinh sản trong khu vực châu Á, với mục tiêu chính là giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn rút ngắn thời gian thụ thai.

Một bộ công cụ chính sách can thiệp thực tiễn mức sinh cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng được giới thiệu. Đây là một phần quan trọng trong dự án Fertility Counts, một sáng kiến nhằm giải quyết các thách thức về kinh tế và xã hội liên quan đến mức sinh thấp trong khu vực.

Tại hội nghị, hơn 1.000 chuyên gia cùng thảo luận các chủ đề như kích thích buồng trứng, cá thể hóa điều trị, vô sinh ở nam giới, bảo tồn khả năng sinh sản...

Bạn gái dễ vô sinh vì buồng trứng đa nang, ai có nguy cơ này?

Hội chứng này nhiều bạn gái mắc phải, gây nguy cơ vô sinh cao. Phải làm sao?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar