06/12/2011 10:12 GMT+7

Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt

VÕ HỒNG QUỲNH - BẠCH HOÀN
VÕ HỒNG QUỲNH - BẠCH HOÀN

TT - Doanh nghiệp có vốn nước ngoài nhập hàng Trung Quốc sau đó gắn mác hàng Việt để xuất khẩu nhằm tránh rào cản thương mại và hưởng ưu đãi thuế từ nước nhập khẩu, đang gây thiệt hại cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Read this on Tuoitrenews.vn

Phóng to
Lô hàng của Công ty Tianhua giả mạo xuất xứ Việt Nam (ảnh lớn). Hàng xuất xứ Trung Quốc sau đó được thay đổi nhãn mác Việt Nam (ảnh nhỏ) - Ảnh: CTV

Một chiêu thức mới nhằm gian lận thương mại quốc tế trong giới kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc. Đó là việc gắn mác hàng Việt cho hàng hóa xuất xứ tại Trung Quốc rồi xuất khẩu ra nước ngoài nhằm vượt rào và trốn các loại thuế...

Hiện tượng này không chỉ khiến nước nhập hàng bị thất thu thuế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hàng hóa VN. Các doanh nghiệp đang lo ngại nếu không kiểm soát kỹ, để tình trạng này diễn ra phổ biến, hàng của VN cùng loại sẽ bị vạ lây khi nước nhập khẩu xếp vào diện kiểm soát chặt.

Lập công ty để trung chuyển hàng?

Như Tuổi Trẻ ngày 3-12 đã đưa tin, lực lượng chống buôn lậu thuộc Hải quan Đồng Nai vừa bắt quả tang công nhân Công ty TNHH công nghiệp SPC Tianhua VN (viết tắt Công ty Tianhua, là doanh nghiệp 100% vốn của Trung Quốc, có trụ sở tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, Đồng Nai) đang thay thế các nhãn mác ghi xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn mác ghi xuất xứ VN trên lô hàng hợp chất xử lý nước để xuất khẩu đi Hoa Kỳ.

Khi lực lượng chống buôn lậu ập vào bắt quả tang, ngoài 13 kiện hàng (1.000kg/kiện) đã được thay nhãn mác Trung Quốc bằng nhãn mác VN, thì 87 kiện hàng khác vẫn còn nhãn mác Trung Quốc đang được công nhân bóc ra để dán nhãn mác VN vào. Như vậy, tổng cộng lượng hàng kiểm tra phát hiện lên đến 100 kiện (khoảng 100 tấn), với trị giá xuất khẩu 215.000 USD, tương đương 4,5 tỉ đồng.

Lô hàng có công dụng làm sạch, diệt vi khuẩn, xử lý tảo trong nước tại các hồ bơi này được nhập khẩu từ Công ty Shijiazhuang Hgw Trade Co. Ltd tại Trung Quốc (có giấy chứng nhận xuất xứ của Trung Quốc), được chuyển thẳng từ cửa khẩu nhập (cảng Cát Lái, TP.HCM) về kho của Công ty Tianhua.

Tổng giám đốc Công ty Tianhua thừa nhận lô hàng 100 tấn hợp chất xử lý nước được mua từ Trung Quốc sẽ không phải qua bất cứ công đoạn sản xuất nào thêm, cũng không được trộn thêm các chất khác, công ty sẽ xuất khẩu trực tiếp sang Hoa Kỳ cho đối tác là Công ty BSW Chemical Co. Ltd bằng nhãn mác ghi xuất xứ VN.

Theo ông Nguyễn Phi Hùng - cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan, vừa qua đã phát hiện nhiều vụ việc các doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa vào VN, sau đó thay nhãn xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn xuất xứ VN để xuất khẩu ra nước ngoài. Các mặt hàng khá đa dạng từ hóa chất, gạch men, vật liệu xây dựng... Đây là những mặt hàng mà Trung Quốc đang bị một số quốc gia áp thuế cao, kiểm soát chặt về chất lượng, hàng rào kỹ thuật, thậm chí bị áp thuế chống bán phá giá.

Xem lại hậu kiểm

Mới đây, lực lượng hải quan đã phát hiện một doanh nghiệp ở Đà Nẵng và một doanh nghiệp ở Tây Ninh đăng ký xuất khẩu mật ong sang một nước khác. Doanh nghiệp khai báo là hàng VN. Tuy nhiên qua kiểm tra, lực lượng hải quan đã phát hiện hàng trăm tấn mật ong xuất khẩu này đều giả xuất xứ VN, toàn bộ là hàng nguồn gốc Trung Quốc. Tình trạng này phổ biến tới mức Hội Nuôi ong VN từng phải gửi văn bản đến Tổng cục Hải quan kiến nghị kiểm soát chặt chẽ. Theo ông Hùng, lực lượng chống buôn lậu của ngành hải quan cũng phát hiện doanh nghiệp xuất khẩu gạch men đi Hoa Kỳ với xuất xứ VN. Lô hàng đã bị chặn lại ở cửa khẩu vì cơ quan hải quan kiểm tra, phát hiện đó là lô hàng giả mạo, có nguồn gốc Trung Quốc.

Một cán bộ lãnh đạo thuộc Tổng cục Hải quan cho biết tình trạng giả mạo xuất xứ từ hàng Trung Quốc thành hàng VN có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến hàng xuất khẩu của VN. Hiện đã có quốc gia tiến hành điều tra về vấn đề này. Do đó, cơ quan hải quan đang tăng cường kiểm soát chặt chẽ. Lô hàng nào có dấu hiệu khả nghi sẽ bị kiểm tra ngay và phát hiện vi phạm sẽ cấm xuất khẩu.

Ông Nguyễn Phi Hùng cho biết cơ quan hải quan sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện. Tùy mức độ vi phạm, ngoài việc chặn xuất khẩu còn xử phạt hành chính theo quy định ngành hải quan, kết hợp với quy định vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể như hàng nông sản, hàng vật liệu xây dựng... Theo ông Hùng, có trường hợp vi phạm nặng, lô hàng lớn, cơ quan hải quan đã khởi tố vụ án.

Về vụ việc của Công ty Tianhua, theo Cục Hải quan Đồng Nai, công ty này có giấy phép đầu tư 2 triệu USD nhưng thực tế chỉ đầu tư một vài trang thiết bị cũ kỹ, máy móc phủ bụi, hoen gỉ, xếp xó từ lâu.

Quá trình điều tra cho thấy Công ty Tianhua đã móc nối với nhiều công ty khác để thực hiện các “phi vụ” hàng hóa giả mạo xuất xứ VN. Tuy nhiên, với vụ việc trên, công ty chỉ bị phạt 20 triệu đồng. Ông Huỳnh Thanh Bình, phó cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai, cho rằng cần rà soát lại những công ty nước ngoài thành lập cho có, không tạo công ăn việc làm cho người lao động và “núp bóng” làm ăn gian dối theo kiểu Công ty Tianhua. Trong đó có việc kiểm tra sau cấp phép, cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) của các cơ quan chức năng thời gian qua còn quá lỏng lẻo.

Ông Đinh Quyết Tâm, chủ tịch Hội Nuôi ong VN, cho biết tình trạng mật ong Trung Quốc đưa vào VN rồi mạo danh hàng Việt để xuất khẩu diễn ra rất phổ biến, gây ảnh hưởng nặng nề cho người nuôi ong trong nước. Việc gian lận xuất xứ này liên quan ba vấn đề, đó là an toàn thực phẩm, thuế ưu đãi xuất xứ và gây ảnh hưởng ngành sản xuất của VN. Nhiều nước trên thế giới không thích mật ong Trung Quốc vì vấn đề chất lượng và độ an toàn.

Ông Tâm cho rằng hàng Trung Quốc đang bị đánh thuế rất cao. Nếu tính cả thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế chống bán phá giá, mức thuế đối với mật ong Trung Quốc vào Hoa Kỳ lên tới 221%. Mật ong VN chỉ phải chịu thuế khoảng 16-17%. Cụ thể, với mỗi tấn mật ong, thuế chống bán phá giá với hàng Trung Quốc khoảng 2.500 USD. Cộng với các khoản thuế khác, hàng Trung Quốc phải chịu tới 5.900-6.000 USD/tấn. Trong khi đó, theo mức thuế trên, hàng VN chỉ phải đóng khoảng 450 USD/tấn.

Ông Huỳnh Thanh Bình cũng cho biết mục đích của việc giả mạo xuất xứ có nguồn gốc từ VN là để hưởng thuế suất đặc biệt ưu đãi theo cam kết của VN khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Nếu xuất đi từ Trung Quốc chắc chắn thuế suất sẽ cao hơn.

VÕ HỒNG QUỲNH - BẠCH HOÀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn 30 năm Kiểm toán Nhà nước khu vực IV: Tăng minh bạch, thúc đẩy kinh tế trọng điểm

Tròn ba thập niên, từ những bước đi chập chững, Kiểm toán Nhà nước khu vực IV đã vươn mình mạnh mẽ, đóng vai trò then chốt trong công cuộc minh bạch hóa tài chính quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Dấu ấn 30 năm Kiểm toán Nhà nước khu vực IV: Tăng minh bạch, thúc đẩy kinh tế trọng điểm

Ông Trump ký nhiều thỏa thuận trị giá ngàn tỉ USD tại Qatar

Ông Trump ca ngợi tình bạn lâu năm của mình với Quốc vương Qatar, nói thêm Qatar đã ký kết 'đơn đặt hàng máy bay lớn nhất trong lịch sử Boeing'.

Ông Trump ký nhiều thỏa thuận trị giá ngàn tỉ USD tại Qatar

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

23h đêm 14-5, giá vàng thế giới bất ngờ bốc hơi gần 69 USD/ounce, rơi về mức 3.182 USD/ounce.

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Ông Phạm Nhật Vượng cùng ai góp vốn vào công ty vừa đăng ký làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Ông Phạm Nhật Vượng góp 3.060 tỉ đồng vào VinSpeed, sở hữu 51% cổ phần. Hai con trai ông, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Quân Anh mỗi người góp 30 tỉ đồng.

Ông Phạm Nhật Vượng cùng ai góp vốn vào công ty vừa đăng ký làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Sẽ phạt nặng nếu nhà đầu tư không chuyển tài sản mã hóa về tổ chức Việt Nam cấp phép

Bộ Tài chính đề xuất phạt 100 - 200 triệu đồng nếu nhà đầu tư không mở tài khoản và chuyển tài sản mã hóa đang sở hữu về lưu giữ, giao dịch tại các tổ chức được cơ quan này cấp phép.

Sẽ phạt nặng nếu nhà đầu tư không chuyển tài sản mã hóa về tổ chức Việt Nam cấp phép

Ngành cao su triển khai chuỗi hoạt động kéo dài 3 tháng, chăm lo đời sống gần 79.000 lao động

Chuỗi sự kiện do Công đoàn Cao su Việt Nam tổ chức diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7, bao gồm các hoạt động tri ân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc, khơi dậy sáng kiến dành cho công nhân...

Ngành cao su triển khai chuỗi hoạt động kéo dài 3 tháng, chăm lo đời sống gần 79.000 lao động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar