18/02/2021 12:03 GMT+7

Hàng trăm nghìn người chết vì ô nhiễm không khí ở 5 thành phố đông dân nhất thế giới

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Các nhà khoa học ngày 18-2 cho biết ô nhiễm không khí khiến 160.000 người chết ở 5 thành phố đông dân nhất thế giới trong năm 2020 và gây thiệt hại 85 tỉ USD.

Hàng trăm nghìn người chết vì ô nhiễm không khí ở 5 thành phố đông dân nhất thế giới - Ảnh 1.

Thủ đô New Delhi của Ấn Độ là một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm không khí - Ảnh: AFP

Tổ chức môi trường Greenpeace (Hòa bình xanh) khu vực Đông Nam Á và Công ty đo lường chất lượng không khí IQAir đã đo mức độ ô nhiễm ở 28 thành phố. Kết quả cho thấy tại 5 thành phố đông dân nhất là New Delhi (Ấn Độ), Mexico City (Mexico), Sao Paulo (Brazil), Thượng Hải (Trung Quốc) và Tokyo (Nhật Bản), ô nhiễm không khí đã gây ra khoảng 160.000 cái chết và thiệt hại kinh tế tổng cộng 85 tỉ USD.

"Một vài tháng phong tỏa không thực sự làm giảm mức độ ô nhiễm không khí dài hạn mà mọi người phải tiếp xúc" - Aidan Farrow, nhà khoa học về ô nhiễm không khí tại phòng nghiên cứu Greenpeace ở ĐH Exeter của Anh, nói với Hãng tin Reuters.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là rủi ro môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng khoảng 7 triệu người mỗi năm.

WHO chỉ ra cứ 10 người thì có 9 người hít thở không khí ô nhiễm, gây ra nguy cơ đột quỵ, ung thư phổi. Giờ đây ô nhiễm không khí có tác hại tương đương với việc hút thuốc lá, theo các chuyên gia y tế.

Các thành phố đông dân ở châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nguyên nhân chính bao gồm khí thải xe cộ, nhà máy điện than, xây dựng, pháo hoa, phá rừng.

New Delhi có số người chết cao nhất trong số 5 thành phố đông dân nhất, với khoảng 54.000 người, tức cứ 500 người thì có 1 người chết vì ô nhiễm không khí. New Delhi có nồng độ bụi mịn PM2.5 cao, có thể gây ra các bệnh về phổi và tim.

Thủ đô Tokyo của Nhật Bản chịu thiệt hại kinh tế cao nhất là 43 tỉ USD và khoảng 40.000 người chết.

Việc phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 ở các thành phố lớn đã buộc hàng triệu người làm việc tại nhà, trong khi các nền kinh tế phát triển chậm lại, đã giảm lượng khí thải CO2. Tuy nhiên, theo chuyên gia Farrow, phong tỏa chỉ mang lại sự thay đổi trong giao thông đường bộ, hàng không… còn các nguồn ô nhiễm chính vẫn tiếp tục hoạt động như trước đây.

Giải pháp, theo ông Farrow, là kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào công nghệ sạch, năng lượng tái tạo và giao thông công cộng bằng điện.

Ấn Độ biến không khí ô nhiễm thành vật liệu xây dựng

Việc giảm thiểu các chất ô nhiễm như carbon đen có thể giúp làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu và cải thiện chất lượng không khí.

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar