16/09/2014 02:29 GMT+7

​Hàng không châu Á sẽ “ngộp thở”?

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TT - Giới chuyên gia cảnh báo giao thông hàng không ở châu Á trong tương lai gần “sẽ tắc nghẽn thê thảm” nếu cơ sở hạ tầng hàng không không được cải thiện để đáp ứng nhu cầu.

Theo báo Wall Street Journal, Hãng hàng không Air Asia đang tự tin kiếm lời trong năm nay nhờ nhu cầu đi lại từ Malaysia tăng 33%, giá vé đang tăng lên và hãng đối thủ Malaysia Airlines đang gặp khó khăn - Ảnh: T.Liêm

Viện Nghiên cứu quản lý giao thông hàng không của Singapore (ATMRI) cảnh báo tệ nhất là trong chưa đầy năm năm nữa hiện tượng này sẽ xảy ra, nếu cơ sở hạ tầng ngành hàng không cũng như nguồn nhân lực ở các quốc gia châu Á không đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của chuyến bay cũng như các đường bay mới trong khu vực.

Nút thắt hàng không

Báo Strais Times dẫn lời tiến sĩ Hsin Chen Chung, giám đốc ATMRI, cho rằng nếu không hành động ngay lập tức, hàng không châu Á sẽ rơi vào “nút thắt” chỉ trong 5-10 năm nữa. “Giao thông hàng không trên toàn châu Á sẽ trải qua tình trạng tắc nghẽn như châu Âu 15 năm trước” - ông Hsin nhấn mạnh.

Theo ông Hsin, các tuyến đường từ Singapore đến Jakarta (Indonesia), từ Bangkok (Thái Lan) đến Hong Kong và từ châu Á đến châu Âu sẽ là những tuyến rơi vào “nút thắt” trước tiên.

Vấn đề giới chuyên gia hàng không quan ngại là châu Á sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại đang bùng nổ này như thế nào, và liệu hệ thống quản lý hàng không có đáp ứng nổi nhu cầu đang tăng lên từng ngày này hay không.

Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) dự đoán từ cuối năm 2013-2017, lượng hành khách sử dụng máy bay ở châu Á sẽ tăng 5,7% mỗi năm, trong khi tại châu Âu chỉ ở mức 3,9% và Bắc Mỹ chỉ khoảng 3,6%.

Giới chuyên gia cho rằng thử thách lớn nhất trong giải quyết tình trạng tắc nghẽn là việc khó chia sẻ thông tin về kỹ thuật và năng lực hàng không của các quốc gia trong khu vực, xuất phát từ sự khác biệt về kinh tế và chính trị. Các quốc gia này thường sợ việc chia sẻ “sẽ làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia”.

Tổng giám đốc Hiệp hội Các hãng hàng không ở châu Á - Thái Bình Dương Andrew Herdman chỉ ra rằng quy trình chuyển giao thủ tục thông suốt giữa các chuyến bay khi bay vào các vùng không phận phức tạp là điều rất quan trọng.

Tuy nhiên, TS Hsin khẳng định châu Á không giống châu Âu nên việc có một trung tâm điều khiển không lưu chung hoặc hệ thống chia sẻ thông tin hàng không thống nhất của khu vực là không thể.

Theo TS Hsin, chuyến bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia bị mất dấu là một ví dụ cụ thể của việc thiếu chia sẻ thông tin giữa các quốc gia với nhau. Các rađa thương mại đã không thể theo dõi toàn diện các chuyến bay trong khu vực.

Hãng Boeing dự đoán “giao thông hàng không châu Á” cũng sẽ gặp khó khăn do ngành công nghiệp hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lượng lớn phi công và lực lượng nhân viên mặt đất, kể cả kỹ sư bảo dưỡng máy bay.

Theo báo Financial Times, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không thế giới tăng 35%, số máy bay tăng gấp ba và các hãng hàng không cần thêm 13.000 máy bay mới trong giai đoạn từ năm 2013-2032. Điều này đồng nghĩa với việc phải cần thêm 500.000 phi công mới điều khiển hết số máy bay sẽ được đưa vào sử dụng.

Riêng ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ phải cần tới 192.300 phi công, trong đó Trung Quốc cần 40%. Ông Bony Sharma - phó giám đốc Tập đoàn Mil-Com Aerospace ở Singapore - nhận định tình trạng thiếu nhân sự là thử thách lớn mà các hãng hàng không đang phải đối mặt.

Trung Quốc cần 6.000 máy bay

Giới chuyên gia hàng không quốc tế đang kêu gọi các quốc gia châu Á phải tăng “năng lực” giao thông hàng không của chính mình. Ít nhất hiện nay là cần có những thỏa thuận chung để các nước phối hợp với nhau, cùng giải quyết tình trạng “mất cân đối giữa cung và cầu” trong giao thông hàng không của khu vực.

Các hãng hàng không Trung Quốc có kế hoạch mua thêm 6.000 máy bay dân dụng mới trong 20 năm nữa trị giá 870 tỉ USD. Hãng Boeing dự đoán Trung Quốc sẽ chiếm gần 45% nhu cầu mua sắm máy bay dân dụng trong thời gian này nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng ở nước này.

Các hãng hàng không Trung Quốc đang mở rộng đường bay quốc tế từ các thành phố cấp hai thay vì chỉ từ Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu như lâu nay.

Phó chủ tịch bộ phận marketing máy bay thương mại của Boeing Randy Tinseth cho rằng để cạnh tranh trong thị trường giao thông hàng không quốc tế, ngành hàng không của Trung Quốc sẽ mở thêm các đường bay mới nhằm khai thác tối đa công suất cũng như nguồn “tài nguyên” của ngành này.

Với mạng lưới rộng khắp thế giới, ngành hàng không Trung Quốc đang trở thành một trong những “nhà vận chuyển” hàng không lớn ở châu Á. Và sự phát triển này cần lắm việc chia sẻ thông tin hàng không với các nước trong khu vực nhằm khắc phục tình trạng “kẹt đường hàng không” trong tương lai.

MỸ LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Thảm họa lũ lụt ở Texas: Ít nhất 51 người chết, trong đó có 15 trẻ em

Theo CNN, tính đến sáng 6-7 (giờ VN), đã có ít nhất 51 người, trong đó có 15 trẻ em, thiệt mạng sau trận lũ lụt kinh hoàng tại Texas (Mỹ).

Thảm họa lũ lụt ở Texas: Ít nhất 51 người chết, trong đó có 15 trẻ em

Sự thật về tin Ấn Độ mất vị thế khi bị Mỹ từ chối gặp, Nga nghiêng về Pakistan

Hai thông tin về Mỹ, Nga và Ấn Độ gây chú ý giữa lúc căng thẳng toàn cầu leo thang và động thái các cường quốc được theo dõi sát.

Sự thật về tin Ấn Độ mất vị thế khi bị Mỹ từ chối gặp, Nga nghiêng về Pakistan

Thi cõng vợ ở Phần Lan, thắng được thưởng bia

Cuộc thi ra đời năm 1992, lấy cảm hứng từ truyền thuyết thế kỷ 19 về tên cướp Ronkainen bắt đàn em vác người vượt chướng ngại vật.

Thi cõng vợ ở Phần Lan, thắng được thưởng bia

Những điểm nhấn của thượng đỉnh BRICS

Lãnh đạo Nga, Trung vắng mặt tại BRICS, tạo cơ hội khối này "mềm hóa" hình ảnh và tăng tiếng nói cho các nước đang phát triển.

Những điểm nhấn của thượng đỉnh BRICS

Tin tức thế giới 6-7: Lãnh tụ Iran tái xuất công khai; Chạy đua tìm kiếm 27 nữ sinh bị lũ cuốn ở Mỹ

Dự báo còn mưa lớn ở Texas sau khi lũ dâng đến 10m làm chết 43 người; EU hy vọng đạt thỏa thuận thuế với Mỹ trong cuối tuần này.

Tin tức thế giới 6-7: Lãnh tụ Iran tái xuất công khai; Chạy đua tìm kiếm 27 nữ sinh bị lũ cuốn ở Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar