21/02/2023 19:44 GMT+7

Hàn Quốc muốn thoát Nga trong lĩnh vực vũ trụ

Với tham vọng tự chủ việc phóng vệ tinh, Hàn Quốc đang nỗ lực tự phát triển một chương trình tên lửa nội địa trong bối cảnh mối quan hệ đối tác với Nga đang gặp nhiều căng thẳng.

Hàn Quốc muốn thoát Nga trong lĩnh vực vũ trụ - Ảnh 1.

Tên lửa nội địa Hàn Quốc phóng từ Trung tâm Vũ trị Naro - Ảnh: GETTY IMAGES

Ngừng hợp tác với Nga

Tháng 1-2023, Hàn Quốc ngừng hợp tác với Nga trong việc phóng vệ tinh lên không gian, thay vào đó bắt tay với đối tác châu Âu.

Theo báo SCMP, Hàn Quốc từ trước đến nay dựa vào Nga để phóng các tàu thăm dò lên quỹ đạo và động thái ngừng hợp tác này là hệ quả từ việc Nga đang phải chịu nhiều biện pháp trừng phạt do chiến sự Nga - Ukraine.

“Kế hoạch cùng với Nga phóng một vệ tinh đa chức năng đã hoàn toàn thất bại”, Thứ trưởng Bộ Khoa học Hàn Quốc, ông Oh Tae Seog nói trong một lần phỏng vấn.

“Không chỉ từ góc độ phát triển công nghiệp vũ trụ mà còn cả ở góc độ an ninh quốc gia, việc có thể tự phóng vệ tinh lên vũ trụ khi cần là rất quan trọng”, ông Oh nói thêm.

Theo thông tin từ văn phòng của nghị viên Quốc hội Park Wan Joo, Hàn Quốc đã trả 22 triệu USD cho Nga trong kế hoạch có tổng trị giá hơn 45,6 triệu USD khi hủy bỏ thỏa thuận.

Tự phóng vệ tinh

Nga và Mỹ đã đưa vệ tinh vào quỹ đạo hơn nửa thế kỷ trước, Trung Quốc và Nhật Bản cũng có nhiều kinh nghiệm hơn và đặc biệt là Triều Tiên đã có thể phóng tên lửa vào vũ trụ xa hơn so với lần phóng thành công tên lửa đầu tiên của Hàn Quốc.

Tháng 6-2022, Hàn Quốc phóng thành công tên lửa tự phát triển đầu tiên, đưa một vệ tinh thử nghiệm vào quỹ đạo. Nước này vẫn đang tiếp tục phát triển tên lửa thế hệ tiếp theo với khả năng mang vệ tinh nặng hơn, phức tạp hơn mà không cần sự trợ giúp của nước ngoài.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol mới đây đã công bố về sứ mệnh đưa tàu vũ trụ lên Mặt trăng của nước này vào năm 2032 và sao Hỏa vào năm 2045. Seoul cũng nỗ lực để phát triển công nghiệp vũ trụ như là một ngành kinh tế với mục tiêu chiếm 10% thị phần của ngành kinh tế không gian toàn cầu trong năm 2045, so với 1% ở thời điểm hiện tại.

Số lượng việc làm trong ngành công nghiệp vũ trụ tại Hàn Quốc tăng đều đặn từ 6.708 nhân sự vào năm 2017 lên 7.317 nhân sự vào năm 2021. Chính phủ cũng có kế hoạch tăng gấp đôi khoản đầu tư hàng năm cho việc nghiên cứu và phát triển lên 1,16 tỉ USD vào năm 2027 để thúc đẩy hơn nữa lĩnh vực ước tính trị giá khoảng 2,3 tỉ USD này.

“Con đường dành cho các doanh nghiệp của chúng ta sẽ khác con đường của các công ty đa quốc gia như SpaceX”, thứ trưởng Bộ Khoa học Hàn Quốc nói, khẳng định Hàn Quốc sẽ tự tạo sự khác biệt bằng cách cung cấp các giải pháp tốn ít chi phí hơn để đưa các vệ tinh có hiệu suất cao vào tầm quỹ đạo thấp.

Cuộc đua vào không gian của các quốc gia sôi động trở lại khi Mỹ tiến hành chương trình Artemis đưa phi hành gia lên Mặt trăng và hiện đang đến được sao Hỏa vào năm 2017.

Trung Quốc cũng đang nỗ lực đưa người lên Mặt trăng và thực hiện các chương trình nhằm đảm bảo quyền tiếp cận các tài nguyên không gian.

Cả hai siêu cường đều đang chi hàng tỉ USD cho cuộc đua chinh phục không gian. Và đối với Hàn Quốc, Mỹ là đồng minh quan trọng, cũng là đối tác không gian hàng đầu.

Tàu vũ trụ đầu tiên của Hàn Quốc gửi hình ảnh tuyệt đẹp về Trái đất

Những bức ảnh tuyệt đẹp mà tàu vũ trụ đầu tiên của Hàn Quốc gửi về đang khiến những người yêu khoa học kinh ngạc bởi độ sắc nét và góc chụp độc đáo của nó.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar