21/02/2022 13:17 GMT+7

Hai nhà thơ TP.HCM nhận giải Ấn tượng của Hội Nhà văn Việt Nam

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Nhà thơ - nhà giáo Huệ Triệu và nhà thơ Trần Mai Hường vừa được nhận giải thưởng Nhà văn nữ ấn tượng năm 2021 - một hạng mục giải thưởng hoàn toàn mới - từ Hội Nhà văn Việt Nam.

Hai nhà thơ TP.HCM nhận giải Ấn tượng của Hội Nhà văn Việt Nam - Ảnh 1.

Hai nhà thơ Mai Hường và Huệ Triệu (thứ 2 và 3 từ trái) nhận giải thưởng Nhà văn nữ ấn tượng năm 2021 - Ảnh: L.ĐIỀN

Tại lễ trao giải sáng 21-2 ở TP.HCM, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều phát biểu cho rằng: Giải thưởng Nhà văn nữ ấn tượng "là giải thưởng đẹp nhất của Hội Nhà văn Việt Nam, nhằm ghi nhận những nỗ lực thiện nguyện của hai nhà thơ trong đợt đại dịch COVID-19 năm 2021 vừa qua".

"Những nhà văn nhà thơ nữ tại TP.HCM đã lặng lẽ đi trong đại dịch đang căng thẳng, mang từng bó rau, ký gạo, viên thuốc cho bệnh nhân COVID-19... Chính Huệ Triệu và Mai Hường đã viết nên những trang đời lộng lẫy, viết một cuốn sách khác những cuốn mà ta đã biết, để mang đến cho cuộc sống những điều tử tế", ông Nguyễn Quang Thiều ghi nhận.

Mỗi nhà văn đoạt giải được nhận bằng chứng nhận kèm 10 triệu đồng.

Dịp này nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng Văn học thiếu nhi năm 2021 cho đại diện gia đình cố nhà văn Lê Văn Nghĩa với tác phẩm Mùa tiểu học cuối cùng (NXB Kim Đồng).

Giải Văn học thiếu nhi vốn vắng bóng trong cơ cấu các giải của Hội Nhà văn Việt Nam hơn chục năm nay, lần này giải được bỏ phiếu trở lại cũng chính là một kỳ vọng các tác phẩm văn học thiếu nhi sẽ tiếp tục góp mặt.

Theo nhận xét của Hội Nhà văn Việt Nam, Mùa tiểu học cuối cùng "mang một cách kể giản dị nhưng xúc động bởi tính chân thực và một giọng văn phù hợp với các nhân vật ở lứa tuổi. Những câu chuyện thường nhật của những đứa trẻ được nhà văn biến thành ký ức không thể quên trong tâm hồn một con người. Những ký ức đó đã làm hiển lộ tâm hồn trẻ thơ và với tâm hồn tươi trẻ, trong sáng ấy, chúng sẽ lớn lên để làm con người tử tế".

Mùa tiểu học cuối cùng thể hiện câu chuyện "mấy thằng bạn cà tưng lớp nhứt Hai trường tiểu học Bình Tây" của Sài Gòn-Chợ Lớn hồi năm 1967.

"Chẳng hiểu sao lớp tui hồi đó toàn những đứa cà tưng thích làm mấy chuyện cà tửng. Ví dụ như thằng Chương tìm phép tàng hình như trong mấy tuồng Ấn Độ và thành công thật. Thằng Thu bỗng một ngày biến thành con Thu. Thằng Ty té cây chùm ruột và trở thành thiên tài toán học… Tất nhiên là có cả tui nữa, quân sư quạt mo kiêm thầy dạy võ và là một nhà báo đại tài. 

Bạn nghe đã thấy cà tưng chưa? Mời đọc tiếp để biết tụi học trò tiểu học tụi tui ngày ấy đã quậy tưng bừng thế nào nhé. Không thua gì các bạn bây giờ đâu!", giọng văn của Lê Văn Nghĩa - một cây bút lão thực nhưng hồn nhiên tươi trẻ như vậy thật hiếm thấy. 

Đó cũng chính là yếu tố thuyết phục các hội đồng xét giải năm nay.

Hai nhà thơ TP.HCM nhận giải Ấn tượng của Hội Nhà văn Việt Nam - Ảnh 2.

Nhà thiết kế Minh Hạnh (giữa) thay mặt cố nhà văn Lê Văn Nghĩa nhận giải thưởng Văn học thiếu nhi từ Hội Nhà văn Việt Nam

Buổi lễ trao giải cũng là dịp gặp mặt đầu năm của các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khu vực TP.HCM. Hội cũng tiến hành trao thẻ hội viên cho 3 nhà văn khu vực phía Nam vừa được kết nạp là Nhật Chiêu, Phương Huyền (TP.HCM) và Hoàng Ngọc Điệp (Đồng Nai).

Chủ tịch hội thông báo một số chương trình dự kiến sắp tới sẽ tổ chức, như hội thảo tổng kết văn học Việt Nam 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, hoặc Văn học TP.HCM với nội dung và sứ mệnh hòa hợp hòa giải... 

Bên cạnh đó là kế hoạch xây dựng một Ngày văn hóa Nguyễn Du; và kế hoạch dịch tác phẩm văn học Việt Nam một cách tổng thể, toàn diện "để nước ngoài hiểu một nền văn học, một nền văn hóa, một thể chế không bị méo mó đi", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thông báo.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều: Mất 1 mùa văn hóa, mất 9 mùa người

TTO - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều mượn câu văn được ghi trên bức tường của làng Chùa quê hương ông rằng ‘mất 1 mùa văn hóa, mất 9 mùa người’ để nói về tầm quan trọng của việc đầu tư vào văn hóa, giáo dục cho thế hệ trẻ.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar