24/07/2025 07:39 GMT+7

Hai Đời Hòa Hiệp day dứt với Đời Như Ý

Hòa Hiệp vào vai Hai Đời trong Đời Như Ý sau ba lần lỡ duyên với kịch bản này. Anh để lại cho khán giả nhiều khắc khoải, day dứt trong đêm diễn tối 23-7.

Hai Đời Hòa Hiệp day dứt với Đời Như Ý - Ảnh 1.

Hòa Hiệp hóa thân thành Hai Đời bên cạnh hai con Như và Ý - Ảnh: HỒ LAM

Vở Đời Như Ý (tác giả: Bùi Quốc Bảo chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) được Trang Nhã chọn làm bài thi tốt nghiệp K9 ngành đạo diễn sân khấu ở Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM, công diễn tối 23-7. 

Trang Nhã chọn kịch bản này để dựng vì yêu thích tên gọi và thấy có sự đồng điệu giữa chất liệu văn học trong truyện Nguyễn Ngọc Tư với bản thân. Vở có sự tham gia của nghệ sĩ Hòa Hiệp (vai Hai Đời); Lý Kiều Hạnh (vai má Năm); Bùi Công Danh (vai Khương); Lê Trang (vai chị Tám) cùng nhiều diễn viên khác.

Hòa Hiệp hụt duyên với Đời Như Ý đến 3 lần

Từng đoạt 5 giải thưởng tại Liên hoan Sân khấu toàn quốc 2012, kịch bản Đời Như Ý của tác giả Bùi Quốc Bảo nhận nhiều lời khen khi khắc họa thành công những phận đời dù bất hạnh nhưng luôn bao dung, kiên cường vượt qua số phận ở vùng đất miền Tây sông nước.

Nhân vật trung tâm của vở diễn là người đàn ông mù lòa Hai Đời. Anh có tình yêu đẹp và trong sáng với cô gái mồ côi Sương nhưng rồi bỏ lỡ. 

Hai Đời bỏ qua những chì chiết, gièm pha và chấp nhận cưu mang Bé Ba, một cô gái mắc bệnh tâm thần và đang mang thai vì bị xâm hại.

Họ lên ghe, rời bỏ quê cũ, cùng nhau bán vé số mưu sinh, gầy dựng lại một mái ấm mới bằng nghĩa tình. Sau khi Bé Ba sinh đôi, Hai Đời đặt tên con là Như và Ý để mong có một cuộc đời như ý. 

Nhưng số phận vẫn không buông tha khi kẻ gây ra bi kịch cho Bé Ba quay trở lại đòi lại đứa con trai để có người nối dõi... 

Đời Như Ý - Ảnh 2.

Cảnh gia đình Hai Đời, Bé Ba trên chiếc ghe - Ảnh: HỒ LAM

Phân đoạn Hòa Hiệp thể hiện sự tuyệt vọng, giằng xé nội tâm khi phải chia lìa vợ con hay sự bao dung, nhân hậu đến... cố chấp khi ôm hết mọi lỗi lầm, cơ cực về mình để Bé Ba có cuộc đời tươi sáng hơn khiến người xem xúc động. 

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, Hòa Hiệp cho biết từng ba lần được các đạo diễn khác ngỏ lời cho vai diễn này nhưng "hụt duyên" vì bận rộn với công việc quay phim. 

"Lần này không hiểu sao đủ duyên", Hiệp nói vui. "Với lại tôi cũng đang theo học đạo diễn sân khấu nên thấu hiểu phần nào nỗi vất vả của người làm đạo diễn trong việc tìm diễn viên nên cố gắng thu xếp thời gian để đồng hành với Trang Nhã".

Hiệu ứng sân khấu xoay trong bản dựng Đời Như Ý của đạo diễn Trang Nhã - Video: HỒ LAM


Trang Nhã mong đời như ý

Đời Như Ý được Trang Nhã bắt đầu dàn dựng vào khoảng đầu tháng 6. Cô cũng là người đầu tiên trong khóa K9 làm vở tốt nghiệp.

Dù đây là một kịch bản sân khấu đã được dàn dựng nhiều lần với nhiều phiên bản khác nhau, đạo diễn trẻ Trang Nhã vẫn quyết định chọn vở diễn này làm đề tài tốt nghiệp vì xuất phát từ mong muốn rất đời thường.

"Tôi rất thích cái tên Đời Như Ý. Tôi biết cuộc đời không bao giờ như ý thật sự, nhưng vẫn mong mình và mọi người có thể sống một đời như ý theo cách của riêng mình", Nhã bộc bạch.

Chính vì từng có nhiều bản dựng trước đó, việc tạo ra dấu ấn riêng là áp lực lớn với cô sinh viên trẻ ngành đạo diễn sân khấu. 

Nhã chia sẻ: "Tôi đã xem nhiều phiên bản dựng của các nghệ sĩ đi trước, họ rất giỏi, có nhiều kinh nghiệm. Còn với một sinh viên mới vào nghề thì tôi cố gắng làm hết sức bằng sự chân thành và cảm xúc của mình".

Đời Như Ý - Ảnh 3.

Cảnh cha con Đời Như Ý hội ngộ gây xúc động - Ảnh: HỒ LAM

Sâu khấu do Trang Nhã xây dựng khá mộc mạc với đạo cụ đơn giản như: chiếc ghe, mái nhà lá, tàu dừa nước... Trong nhiều phân đoạn, cô có những cách xử lý sân khấu và đánh ánh sáng đẹp mắt. Như đoạn sân khấu xoay theo những lần chèo ghe của gia đình Hai Đời để rời xa và đến những vùng đất mới, nổi trôi theo dòng nước. 

Vở cũng có những câu vọng cổ, bài dân ca da diết như: Chim trắng mồ côi, Lá trầu xanh...  qua tiếng đàn day dứt của Hai Đời. Tiếng ru, tiếng đàn, sợi dây thừng nối kết giữa Hai Đời, mẹ con Bé Ba là những chi tiết nhỏ nhưng đắt giá, tạo nên chiều sâu cho câu chuyện.

Theo Trang Nhã, kịch bản Đời Như Ý không chỉ hấp dẫn về mặt kịch tính mà còn mang đậm chất văn học. 

"Tôi chọn cách đưa yếu tố miền Tây lên sân khấu vì tôi là người Bến Tre nên có thể hiểu rõ không gian sông nước, văn hóa địa phương. Thông qua chất văn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tôi muốn khán giả hiểu thêm về quê hương mình", Nhã cho biết. 

Dàn dựng một đề tài không mới để làm vở tốt nghiệp là lựa chọn thông minh của Trang Nhã. Nhưng để có thể đi đường dài trong tương lai với vai trò đạo diễn sân khấu chuyên nghiệp thì cần mạnh dạn thử thách bản thân ở các vở diễn có tính mới lạ, thể nghiệm nhiều hơn.

Đời Như Ý - Ảnh 4.

Đạo diễn Trang Nhã xúc động phát biểu trước giờ mở màn - Ảnh: HỒ LAM

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây và chờ đợi những bước ngoặt: đi tiếp hoặc tan biến mãi mãi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người càng nổi tiếng, trách nhiệm càng cao

Từ vụ nhà thiết kế Nguyễn Công Trí bị bắt, càng đặt ra vấn đề với người nổi tiếng việc giữ hình ảnh cá nhân với công chúng rất quan trọng.

Người càng nổi tiếng, trách nhiệm càng cao

Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát

Dưới những tán rừng rậm của Vườn quốc gia Cát Tiên, nơi con tê giác Java quý hiếm cuối cùng của Việt Nam bị sát hại năm 2010, Đào Văn Hoàng tìm thấy linh hồn của nghệ thuật.

Đào Văn Hoàng:  Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát

Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam’ chào đón cả tác giả ngoại

Tác giả là người nước ngoài có tác phẩm báo chí (viết bằng tiếng Việt) phù hợp với quy định của thể lệ Giải báo chí toàn quốc ‘Vì sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam’ có quyền gửi bài tham dự giải.

Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam’ chào đón cả tác giả ngoại

Giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ bị chê, ban tổ chức nói gì?

Truyện ngắn ‘Trăm Ngàn’ của tác giả Ngô Tú Ngân được trao giải nhì (không có giải nhất) bị một số người chê ‘bắt chước’ Nguyễn Ngọc Tư một cách non kém.

Giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ bị chê, ban tổ chức nói gì?

Đề xuất thể chế hóa việc 'cấm sóng' nghệ sĩ vi phạm pháp luật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang đề xuất Thủ tướng đồng ý cho thể chế hóa quy định hạn chế hình ảnh trên truyền thông (cấm sóng), hạn chế hoạt động trên sân khấu biểu diễn đối với những nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật.

Đề xuất thể chế hóa việc 'cấm sóng' nghệ sĩ vi phạm pháp luật

Đến Phở Minh, Cơm tấm Ba Ghiền, Cục Gạch và thiên đường quanh chợ Bình Tây theo Michelin

Võ Thành Vương, bếp trưởng của Coco Dining, nhà hàng 1 sao Michelin, chia sẻ những địa chỉ mà anh yêu thích ở TP.HCM trong bài đăng mới nhất trên Michelin Guide.

Đến Phở Minh, Cơm tấm Ba Ghiền, Cục Gạch và thiên đường quanh chợ Bình Tây theo Michelin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar