25/09/2016 16:10 GMT+7

Đón bằng di sản tư liệu mộc bản Trường học Phúc Giang

VĂN ĐỊNH
VĂN ĐỊNH

TTO - Sáng 25-9, UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận mộc bản Trường học Phúc Giang là di sản tư liệu ký ức thế giới của UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Lãnh đạo Hà Tĩnh đón bằng di sản tư liệu mộc bản Trường học Phúc Giang - Ảnh: THẮNG DINH

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Quốc Khánh - chủ tịch UBND tỉnh - nhấn mạnh mộc bản Trường học Phúc Giang tồn tại hơn 250 năm với bao biến cố đã trở thành nguồn tư liệu quý, chứng minh cho một hình thức hoạt động văn hóa và giáo dục của một dòng họ.

Đây là khối mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn lưu giữ được ở Việt Nam.

Theo ông Khánh, sự kiện này có ý nghĩa quan trọng dịp tri ân công lao của các bậc tiền nhân, tự hào về giá trị văn hóa - lịch sử mà người xưa để lại. Đồng thời, giúp các thế hệ hôm nay nhận thức rõ hơn về trách nhiệm đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Bà Susan Vize - quyền trưởng đại diện văn phòng UNESCO Việt Nam - đánh giá cao sự sáng tạo thể hiện qua kỹ thuật khắc chữ trên mộc bản Trường học Phúc Giang. Mỗi mộc bản là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, tỉ mỉ, chữ được viết với thư pháp đẹp đẽ.

Một số mộc bản của Trường học Phúc Giang được trưng bày tại buổi lễ đón nhận bằng - Ảnh: THẮNG DINH

Mộc bản trường học Phúc Giang là bộ ván khắc dùng để in sách giáo khoa phục vụ cho việc dạy và học, được hình thành trong quá trình hoạt động văn hóa của dòng họ Nguyễn Huy từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX tại Trường học Phúc Giang, làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện Thiên Lộc, nay thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Mộc bản trường học này có hơn 2.000 bản gỗ được khắc chữ Hán và Nôm ngược để in sách phục vụ việc giáo dục, khoa cử, chọn nhân tài cho quốc gia cuối thời hậu Lê, biên soạn do Nguyễn Huy Tựu, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Quýnh và Nguyễn Huy Tự.

Mộc bản được làm bằng gỗ thị, được khắc chữ nổi ở cả 2 mặt trên ván. Mỗi bản mộc dài 30 cm, rộng 20 cm, dày 2 cm.

Theo ông Lê Bá Hạnh, phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, trước đây mộc bản Trường học Phúc Giang được chuyển về nhà thờ Nguyễn Huy Tựu với số lượng gần 1.700 bản.

Về sau, do nhận thức của nhân dân chưa cao nên nhiều bản bị chẻ làm củi đun nên nay chỉ còn 383 bản mộc.

Ngày 19-5 tại Huế, mộc bản Trường học Phúc Giang được Ủy ban chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhất trí bỏ phiếu công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

VĂN ĐỊNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar