15/11/2019 16:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hà Nội rộn ràng 'đi tìm người nấu phở ngon 2019'

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - Các đầu bếp chuyên và không chuyên của phía Bắc đã hội tụ chiều 15-11 để chuẩn bị bước vào cuộc thi 'Đi tìm người nấu phở ngon 2019'.

Hà Nội rộn ràng đi tìm người nấu phở ngon 2019 - Ảnh 1.

"Anh tài" nấu phở khu vực phía Bắc tới Văn phòng Hà Nội của báo Tuổi Trẻ nghe Ban tổ chức cuộc thi Đi tìm người nấu phở ngon 2019 phổ biến quy chế - Ảnh: NAM TRẦN

Chiều 15-11, các đầu bếp chuyên và không chuyên đã hội tụ tại Văn phòng Hà Nội của báo Tuổi Trẻ để nghe phổ biến về quy chế của cuộc thi "Đi tìm người nấu phở ngon 2019".

Cuộc thi đã thu hút không chỉ các chủ hàng phở, đầu bếp, giám sát nhà hàng mà còn hấp dẫn cả những người nấu ăn không chuyên muốn thử sức với món phở.

Bà Đỗ Thị Mỹ Thái, người đã làm trong ngành ăn uống suốt 14 năm nay, sau khi tạo dựng cửa hàng riêng Phở Hưng (Tô Hiệu, Hà Nội) cho con gái, đang làm giám sát tại chuỗi Phở Cội, cho biết con trai của bà ở TP.HCM đã đăng ký cho bà đi dự thi.

"Món phở tôi mang đến cuộc thi sẽ không dùng mì chính, mà dùng rau củ để tạo vị ngọt tự nhiên. Tôi rất háo hức với cuộc thi này vì nấu ăn là đam mê cả đời của tôi", bà Thái chia sẻ.

Hà Nội rộn ràng đi tìm người nấu phở ngon 2019 - Ảnh 2.

Anh Phạm Quý Long tự nhận là "tay ngang" nhưng vẫn rất tự tin khi tham dự cuộc thi - Ảnh: NAM TRẦN

Trong số "dân chuyên" dự thi, anh Phạm Quý Long (hiện đang công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục) là "tay ngang". Người đàn ông đến từ Quảng Bình này bén duyên với món phở khi ra Hà Nội học và nhờ tài nấu ăn nên đã cưa đổ được một cô gái hiện là vợ anh.

"Hồi còn yêu nhau, vợ tôi ở trọ nhà một bác bán phở, mỗi lần đến chơi với cô ấy tôi thường phụ nấu cho bác bán phở và tranh thủ học hỏi cách nấu. Đến khi kết hôn rồi, vợ tôi rất thích đồ ăn tôi nấu và chỉ thích ăn tại nhà. Suốt 10 năm nay, gần như mỗi tuần tôi đều nấu một bữa phở cho gia đình", anh Long hào hứng chia sẻ.

Anh Long cho biết mình đã từng nấu hỏng rất nhiều nồi phở để đến giờ được người thân công nhận là nấu phở ngon.

"Tôi nghĩ món phở đã được cha ông mình làm rất ngon rồi nên khó để sáng tạo thêm. Tôi vẫn muốn giữ hương vị truyền thống, tuy nhiên cũng có cải tiến. Bắt chước cách người Nhật nấu canh tạo vị ngọt bằng rong biển và cá thì với phở, ngoài thịt và xương, tôi sẽ sử dụng vị ngọt từ rau củ. Tôi cũng sẽ sử dụng nấm hương để kích thích vị giác người ăn".

Anh Hoàng Minh Hiền, đầu bếp của Công ty cổ phần Nha Trang Bay, cho biết anh mới chỉ nấu phở cho người nhà và người ở công ty khoảng bốn, năm năm nay. Công ty đã động viên anh đi thi để học hỏi từ các đầu bếp khác. 

"Tôi có hơi căng thẳng nhưng cũng sẽ làm hết mình khi bước vào cuộc thi", anh Hiền nói.

Tham gia cuộc thi "Đi tìm người nấu phở ngon 2019", bà Lê Thị Thiết, người chuyên đào tạo nấu phở của thương hiệu Phở Xưa Nam Định, cho biết bà mong muốn giới thiệu hương vị phở Nam Định truyền thống.

"Nhiều quốc gia trên thế giới rất có ý thức trong việc giữ hương vị các món ăn truyền thống. Có nước sử dụng nước mắm có mùi rất khó chịu, nhưng họ vẫn kiên trì giới thiệu đến thực khách vì họ quan điểm rằng món ăn phải có hương vị riêng và phải giữ được hương vị đó. Tôi quan sát thì thấy phở ở Việt Nam hiện giờ đang ngả theo xu hướng chiều theo thực khách và đang dần đánh mất hương vị của mình. Hội nhập là cần thiết nhưng mặt khác vẫn phải giữ hồn của phở, chính là hương vị đặc trưng của món phở", bà Thiết cho biết.

8h sáng ngày mai (16-11), các đầu bếp phía Bắc sẽ tập trung tại tại Nhà hàng Lộc Việt, số 6 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội. Cuộc thi sẽ bắt đầu từ 9h đến 10h30.

Ngoài chấm hương vị món phở, cách trình bày, các giám khảo còn chấm cả kỹ thuật chế biến, phong thái của đầu bếp. Các thí sinh được ban tổ chức cấp kinh phí mua nguyên liệu cũng như dụng cụ nấu bếp. Thí sinh được phép chế nước dùng tại nhà và chọn nguyên liệu (có cam kết về chất lượng vệ sinh thực phẩm).

Cuộc thi "Đi tìm người nấu phở ngon năm 2019" gồm hai vòng loại tại Hà Nội và TP.HCM nhằm chọn ra những người xuất sắc nhất tham gia chung kết diễn ra vào 8-12 ở White Palace TP.HCM.

Vòng chung kết sẽ chọn ra top 5 Hoa hồi vàng (với giải thưởng mỗi người trị giá 30 triệu đồng) và top 5 Hoa hồi bạc (với giải thưởng trị giá 10 triệu đồng) kèm chứng nhận của Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Có gì trong tô phở bò Wagyu giá hơn 1 triệu đồng?

TTO - Giá một tô phở bò Wagyu tại nhà hàng Square One là 50 USD, hơn 1 triệu đồng, chưa phải là đắt nhất ở Sài Gòn, nhưng cũng đủ để những người yêu phở "cân nhắc". Vậy có gì trong tô phở đắt đỏ này?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar