13/12/2024 20:38 GMT+7

Hà Nội đầu tư mạnh cho các thiết chế văn hóa, thể thao

Trong khoảng 10 năm, hàng chục ngàn tỉ đồng đã được Hà Nội đầu tư cho các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

Hà Nội đầu tư mạnh cho các thiết chế văn hóa, thể thao - Ảnh 1.

Bảo tàng Hà Nội, một trong những thiết chế văn hóa quan trọng mà Hà Nội đầu tư xây dựng thời gian qua - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo; ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng và tổ chức hoạt động cho hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở.

Theo báo cáo chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội, giai đoạn 2013 - 2023 ngân sách thành phố đã bố trí 3.136 tỉ đồng cho 22 dự án đầu tư thuộc nhiệm vụ chi ngân sách thành phố.

Trong đó có một số công trình tiêu biểu gồm: Bảo tàng Hà Nội, Cung Thiếu nhi, Cung Văn hóa thể thao thanh niên Hà Nội, Cung Thanh niên Hà Nội, 14 cơ sở luyện tập và thi đấu thể thao cấp thành phố…

Kết quả rà soát năm 2020 thành phố còn thiếu 239 nhà văn hóa thôn và thành phố đã thống nhất hỗ trợ 2,5 tỉ đồng/nhà văn hóa. Đến nay Hà Nội chỉ còn 34 thôn chưa có nhà văn hóa.

Giai đoạn 2013 - 2022, các quận, huyện, thị xã đã bố trí nguồn ngân sách cho công tác đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, đầu tư trang thiết bị cho hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao là hơn 10.598 tỉ đồng.

Tiêu biểu là các đơn vị: Hoàn Kiếm, Hà Đông, Ba Vì, Hoài Đức, Đông Anh, Mỹ Đức, Phú Xuyên.

Ngoài ra thời gian qua Hà Nội còn có nhiều công trình văn hóa, thể thao được xây dựng từ nguồn xã hội hóa.

Toàn thành phố có 45 dự án xã hội hóa lĩnh vực công viên, vui chơi, văn hóa với tổng số vốn đăng ký khoảng 25.671 tỉ đồng; 44 dự án xã hội hóa lĩnh vực thể dục - thể thao với tổng số vốn đăng ký khoảng 9.824 tỉ đồng.

Theo thống kê, trên địa bàn thành phố hiện có 5.266 thiết chế, công trình văn hóa, thể thao. Trong đó 4.671 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt thôn, tổ dân phố; 84 công trình thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện; 125 trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã.

Ngoài ra cón có 27 thiết chế văn hóa, thể thao thuộc Sở Văn hóa và Thể thao; 6 thiết chế văn hóa do UBND thành phố trực tiếp quản lý; 4 thiết chế, công trình văn hóa, thể thao thuộc Thành đoàn Hà Nội quản lý;

59 thiết chế, điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao do Liên đoàn Lao động thành phố quản lý; 290 thiết chế, điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao thuộc Công an thành phố và Bộ Tư lệnh thủ đô.

Góp ý xây dựng chuẩn mực người Hà Nội ‘hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh’

Xây dựng chuẩn mực người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh cần những tiêu chí cụ thể nào và có cần lượng hóa cụ thể không là câu chuyện được các chuyên gia, những người làm văn hóa ở Hà Nội bàn bạc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

UNESCO vừa công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, hào hứng khoe món ăn mẹ anh nấu đãi mọi người với cái tên ngộ ngộ: bún súng hải sản.

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar