03/03/2022 09:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hà Nội cần tăng cường bác sĩ

L.ANH - D.LIỄU
L.ANH - D.LIỄU

TTO - Trong tình hình y bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội và các tỉnh lân cận dương tính COVID-19, bệnh viện gặp khó khăn về nhân lực, phải làm sao?

Hà Nội cần tăng cường bác sĩ - Ảnh 1.

Các y bác sĩ Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội mặc bảo hộ để chăm sóc bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

"Chúng tôi có hơn 1.000 y bác sĩ thì thời gian qua lần lượt 300 người trở thành F0, lúc này ai F0 có triệu chứng thì cách ly tại bệnh viện hoặc tại nhà tùy điều kiện, ai xét nghiệm chỉ số virus thấp, không còn nguy cơ lây nhiễm thì dù xét nghiệm vẫn còn dương tính vẫn khuyến khích đi làm" - viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu trung ương Bạch Quốc Khánh cho biết.

Bác sĩ F0 chăm sóc bệnh nhân F0

Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 mới tại Hà Nội liên tục lập đỉnh. Trong 24 giờ từ 16h ngày 1-3 đến 16h ngày 2-3, Hà Nội ghi nhận 13.323 ca mắc mới. Con số này được Sở Y tế Hà Nội dự báo sẽ còn tăng lên trong những ngày tới.

Trưởng khoa ung bướu của một bệnh viện trung ương ở Hà Nội chia sẻ từ hơn 1 tháng nay có đến gần 1/2 y bác sĩ trong khoa lần lượt trở thành F0, nhân lực thiếu thốn, hiện khoa chỉ còn nhận các trường hợp nặng, ca cấp cứu, còn lại không đủ người để nhận và điều trị bệnh nhân như bình thường.

Theo đại diện truyền thông của Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội, hiện nay bệnh viện đang điều trị cho gần 300 bệnh nhân COVID-19 mức vừa và nặng, trong khi số y bác sĩ nhiễm COVID-19 gần như ngày nào cũng có.

"Tính đến nay có khoảng 200 cán bộ y tế mắc COVID-19 ở Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Chúng tôi đã điều động những y bác sĩ mắc COVID-19 tại Đại học Y Hà Nội nếu không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ xuống Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 làm việc.

Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các y bác sĩ phải hỗ trợ đảm nhiệm công việc nếu trong bộ phận có F0. Gần như mọi người không có ngày nghỉ, cán bộ y tế đang phải gồng mình làm việc", vị này cho biết.

Bác sĩ Nguyễn Ích Thưởng - khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - đã mắc COVID-19 đến ngày thứ 8. Sau khi biết mình mắc COVID-19, bác sĩ Thưởng đã làm đơn tình nguyện tiếp tục chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện COVID-19 Hà Nội. Bác sĩ Thưởng chia sẻ, hiện nay số bệnh nhân nhập viện ngày càng tăng, trong khi y bác sĩ thì không thể tăng lên được.

Không chỉ bác sĩ Thưởng, rất nhiều y bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội dù mắc COVID-19 vẫn tình nguyện đến Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 để chăm sóc bệnh nhân.

Tại Viện Huyết học và truyền máu trung ương, bác sĩ Khánh cho biết với 300 y bác sĩ lần lượt mắc COVID-19 thời gian qua đã tương đương với gần 1/3 nhân lực của viện.

Dù vẫn "trụ" được, nhưng ông Khánh cho biết: "Số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại viện chỉ còn hơn 500, trong khi bình thường luôn ở mức 1.000 - 1.100. Hiện chỉ những ca ung thư máu cần truyền ngay, hoặc bệnh nhân đang đợt điều trị... viện mới sắp xếp điều trị nội trú, còn lại xu hướng là ai chuyển sang điều trị ngoại trú được là cho ngoại trú, hoặc sắp xếp đợt điều trị ngắn hơn".

Các bệnh viện đối phó ra sao?

Tại Bệnh viện Bạch Mai, bà Dương Thị Mai Thanh, phòng công tác xã hội bệnh viện, cho biết hiện bệnh viện chưa thống kê được số cán bộ y tế mắc COVID-19. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều y bác sĩ đã trở thành F0.

Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông - bệnh viện tầng 2 điều trị bệnh nhân COVID-19, hiện 50 y bác sĩ của bệnh viện đang điều trị cho khoảng gần 300 bệnh nhân COVID-19.

Theo ông Đào Thiện Tiến, giám đốc bệnh viện, các y bác sĩ mắc COVID-19 tại khoa điều trị bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng vẫn đi làm bình thường. Nếu không đi làm thì bệnh viện không đủ nhân lực để điều trị cho bệnh nhân. "Các y bác sĩ điều trị bệnh nhân COVID-19 hầu hết ở khoa hồi sức cấp cứu, bên cạnh đó việc sử dụng các máy móc điều trị cho bệnh nhân cũng cần có chuyên môn. Bởi vậy khó để điều động, thay thế y bác sĩ ở bộ phận này..." - ông Tiến chia sẻ.

Nếu số mắc mới ở bệnh viện tiếp tục tăng thì nhiều bệnh viện sẽ khó khăn. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết đã nắm được tình hình, ông sẽ sớm rà soát nhân lực tại các bệnh viện và bàn để có hướng ra chung. "Nếu y bác sĩ mà ốm thì bệnh viện sẽ khó khăn, người bệnh cũng sẽ khó khăn" - ông Khuê nhìn nhận.

Tin COVID-19 chiều 2-3: Cả nước ghi nhận trên 110.000 ca mới, Hà Nội lần đầu tiên lên hơn 15.000 ca

TTO - Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận thêm 110.301 ca nhiễm mới (tăng 11.537 ca so với ngày trước đó), trong đó Hà Nội 15.114 ca, TP.HCM 2.746 ca. Ngoài ra Nam Định, Bắc Giang và Thái Nguyên đăng ký bổ sung lần lượt 20.866, 12.691 và 7.994 ca.

L.ANH - D.LIỄU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Một thông tin lan truyền trên mạng nói rằng bạn sẽ phải ăn 6 quả táo Mỹ mới thu được lượng dưỡng chất tương đương 1 quả táo Ý.

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

“Bác sĩ ơi, cứu em với!, tiếng kêu cứu giữa đêm của người phụ nữ với hơn 60 lần phẫu thuật và đùi bị hoại tử do tiêm filler. Một ca đại phẫu sinh tử kéo dài suốt 5 giờ đồng hồ để cứu bệnh nhân.

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar