17/06/2018 20:05 GMT+7

Hà Hương phong nguyệt là tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên?

LÊ MINH QUỐC - MAI THỤY
LÊ MINH QUỐC - MAI THỤY

TTO - Bộ tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt của nhà văn Lê Hoằng Mưu lần đầu tiên được công bố trọn vẹn sau 104 năm 'tuyệt tích giang hồ'.

Hà Hương

Bìa tác phẩm vừa ra mắt - Ảnh: MAI THUY

Về tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, có ý kiến cho rằng đó là Tố Tâm (1925) của Song An Hoàng Ngọc Phách; lại có sự chọn lựa khác, chẳng hạn Truyện Thầy Lazaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản; hoặc Kiếp phong trần (1882) của Trương Vĩnh Ký.

Vấn đề vẫn còn đang bỏ ngỏ. Và hiện nay, sự xuất hiện đầy đủ văn bản Hà Hương phong nguyệt (1914) là rất cần thiết, thêm một “ứng cử viên” sáng giá cho cuộc trao đổi, tranh luận của các nhà nghiên cứu.

Lâu nay giới nghiên cứu vẫn chưa đồng thuận về tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam. Nay, lại có hướng tiếp cận mới khi bộ tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt của nhà văn lần đầu tiên được công bố trọn vẹn sau 104 năm 'tuyệt tích giang hồ'.

Từ nhiều năm nay, nhà nghiên cứu Võ Văn Nhơn đã bỏ nhiều công sức tìm kiếm lại văn bản từ nhiều nguồn khác nhau để nay có thể công bố trọn vẹn tác phẩm Hà Hương phong nguyệt. Đây có lẽ là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất thuộc lĩnh vực văn bản học gần đây.

Sở dĩ sự việc này khiến giới học thuật quan tâm vì 3 lẽ:

1. Tác phẩm từng bị đánh giá viết về tình dục, dâm thư, đồi bại, làm phương hại cho đạo đức, thuần phong mỹ tục trái với quan niệm đương thời; và đã tạo ra cuộc bút chiến dữ dội trong thập niên 1920.

2. Do áp lực từ công luận, nhà cầm quyền thuộc địa phải ra lệnh tịch thu, tiêu hủy.

3. Và hơn cả thế, sự ra đời của Hà Hương phong nguyệt đã khiến nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là tiểu thuyết chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Với dung lượng đáng kể, với hệ thống nhân vật đa dạng, ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo, đặc biệt là nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật khá đặc sắc, tác phẩm này của Lê Hoằng Mưu xứng đáng là tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Nam Bộ, của Việt Nam, như Bình Nguyên Lộc, Bằng Giang đã khẳng định.

Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Nhơn

Ý kiến này thuyết phục không?

Thiết nghĩ, một khi đã gọi tiểu thuyết hiện đại, trước hết phải căn cứ vào cách hành văn, diễn đạt.

Xét về cách hành văn với phong cách biền ngẫu, câu chữ du dương, nhịp nhàng vần điệu xuyên suốt cả hàng trăm trang sách như: "Miễn là già cứu Nguyệt Ba khỏi nạn. Hữu này, xưa mụ tưởng Nguyệt Ba là đáng, nay mới tường thăm ván bán thuyền, còn Hà Hương là gái chính chuyên, mụ lại tưởng nó ôm duyên đi bán.

Con muốn vậy mẹ đâu dám cản", cá nhân người viết cho rằng gọi chính xác nhất Hà Hương phong nguyệt vẫn là truyện thơ, một sự nối dài của truyện thơ nôm khuyết danh Lâm tuyền kỳ ngộ, Phạm Công - Cúc Hoa, Chàng Chuối tân truyện, Thạch Sanh, Lưu nữ tướng...

Vậy đâu là những cột mốc đầu tiên của thể loại tiểu thuyết của Việt Nam, từ tác phẩm đến tác giả? Câu hỏi đặt ra không thừa, bởi lẽ nào một vấn đề thuộc về văn học sử vẫn còn cứ mãi "lửng lơ con cá vàng" mà mỗi người nói mỗi phách?

Dù thế nào chăng nữa, việc công bố tác phẩm này từ nhà nghiên cứu Võ Văn Nhơn rất đáng ghi nhận, biểu dương vì đã góp phần làm rõ hơn diện mạo, hành trình ban đầu hình thành thể loại tiểu thuyết hiện đại ở Nam Bộ và Việt Nam nói chung.

Riêng về vấn đề văn bản học, điều khiến bạn đọc hài lòng nhất còn là việc chú thích, giải thích rõ ràng các vốn từ cũ từng sử dụng hơn trăm năm trước ở Nam Bộ, cho thấy sự cẩn trọng của nhóm thực hiện trong quá trình ôn cố tri tân.

Cần xem lại định nghĩa về tiểu thuyết

Trao đổi trong buổi tọa đàm Hà Hương phong nguyệt sáng 16-6 tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), nhà báo Trần Nhật Vy cho rằng cần phải xem lại định nghĩa về tiểu thuyết. Ông chia sẻ: "Nếu xem tiểu thuyết như định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, thì sẽ thấy đầy đủ các lý lẽ như tiến sĩ Võ Văn Nhơn nêu ra để chứng minh Hà Hương phong nguyệt là tiểu thuyết đầu tiên nếu nói về độ dài, cấu trúc. Tuy nhiên, nếu so sánh với các định nghĩa khác trong Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị hay Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của thì khái niệm tiểu thuyết ở đây khác hẳn".

Đáp lời ông Trần Nhật Vy, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh chia sẻ không nhất thiết phải dựa vào các cuốn từ điển kể trên, bởi trước hết chất lượng của chúng cũng cần bàn luận lại. Thay vào đó, để chứng minh được Hà Hương phong nguyệt là tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên, chúng ta phải xem xét cốt truyện, diễn biến tâm lý, cấu trúc nhân vật… so với các tác phẩm đương thời.

TTO - Sau 'sự cố' Chim ưng và chàng đan sọt, cuộc tranh luận về tiểu thuyết lịch sử dường như lại dấy lên. Vẻ như, am hiểu, viết đúng hay phóng tác, bóp méo lịch sử... bất cứ trường hợp nào cũng tạo nên dư luận xung quanh tác giả và tác phẩm văn học.

LÊ MINH QUỐC - MAI THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar