24/05/2013 10:59 GMT+7

H7N9 có thể lây từ người sang người

TƯỜNG VY
TƯỜNG VY

TTO - Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học quốc tế, virút cúm gia cầm H7N9 có thể lây lan giữa các động vật có vú, trong đó có con người.

Phóng to
Công nhân làm việc tại một lò giết mỏ gia cầm ở Đài Loan - Ảnh: EPA

Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 23-5 trên tạp chí khoa học uy tín Science.

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học Trung Quốc, Canada và Mỹ đã tiến hành nghiên cứu sự lây lan của H7N9 trên chồn sương - loài động vật thường được dùng trong nghiên cứu khả năng lây cúm ở người, bằng cách nhốt những con chồn sương lành mạnh và chồn sương nhiễm H7N9 vào chung lồng.

Kết quả họ phát hiện cúm H7N9 đã lây từ chồn bệnh sang chồn lành, cho thấy virút này cũng có thể lây từ người này sang người khác. “Trong những điều kiện nhất định, khả năng cúm H7N9 lây từ người sang người là có thể”, nhóm nghiên cứu viết.

“Điều kiện nhất định” đó là sự tiếp xúc gần gũi, trực tiếp giữa người bệnh và người lành. Nhóm nghiên cứu đã rút ra điều này sau khi thử nhốt chồn bệnh riêng một lồng, chồn lành riêng một lồng và đặt gần nhau. Kết quả chồn lành không bị nhiễm bệnh do không phải tiếp xúc trực tiếp với chồn bệnh, dù chúng có thể hít phải dịch do chồn bệnh ho hay hắt hơi làm văng ra.

Tuy nhiên theo ông Richard Webby - một nhà virút học tại Bệnh viện St Jude ở Memphis, Tennessee (Mỹ) và là đồng tác giả nghiên cứu, H7N9 có thể biến thể theo thời gian và ngày càng trở nên dễ lây lan ở người.

Nhóm cũng đã nghiên cứu H7N9 ở heo (lợn) nhằm tìm hiểu vai trò của loài động vật này trong việc “chứa chấp” H7N9 trong tự nhiên, nhưng không phát hiện H7N9 lây lan ở heo. “Điều này cho thấy heo không phải là yếu tố quan trọng trong dịch tễ học của bệnh cúm H7N9 vào thời điểm này”, Webby nói.

Theo cập nhật mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 8 đến 17-5 không có trường hợp người nhiễm H7N9 nào được xác nhận, cho thấy dịch bệnh “đang giảm dần”, có lẽ vì thị trường gia cầm sống đã bị đóng cửa ở khu vực, hoặc có lẽ virút này “ngủ yên” trong mùa hè.

Nhóm nghiên cứu cho rằng trong tương lai, khi các thị trường gia cầm sống mở cửa trở lại, nhà chức trách ở những nơi mà virút từng hoành hành có thể cần phải điều chỉnh cách quản lý thị trường gia cầm để ngăn ngừa virút lây lan.

Trong một bức thư đăng ngày 22-5 trên tạp chí New England Journal of Medicine cũng đề cập đến tầm quan trọng của thị trường gia cầm đối với sự lây lan H7N9 ở người.

Theo báo cáo chính thức, đến nay đã có hơn 130 người ở Trung Quốc đại lục và Đài Loan nhiễm cúm H7N9, trong đó hơn 30 người đã tử vong.

TƯỜNG VY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Một thông tin lan truyền trên mạng nói rằng bạn sẽ phải ăn 6 quả táo Mỹ mới thu được lượng dưỡng chất tương đương 1 quả táo Ý.

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

“Bác sĩ ơi, cứu em với!, tiếng kêu cứu giữa đêm của người phụ nữ với hơn 60 lần phẫu thuật và đùi bị hoại tử do tiêm filler. Một ca đại phẫu sinh tử kéo dài suốt 5 giờ đồng hồ để cứu bệnh nhân.

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar