28/08/2017 15:00 GMT+7

Góp một bàn tay - Chương trình không cat-sê

VŨ THỦY
VŨ THỦY

TTO - Ba năm qua có một nhóm nghệ sĩ cùng nhau mang đến cho người nhiễm HIV những chương trình, những món quà của tấm lòng sẻ chia...

Diễn viên Hồng Ánh trao quà cho các em nhỏ trong một chương trình Hạt gạo chia đôi - Ảnh: N.H.

“Nhiều người nhiễm HIV vẫn sống tốt, vẫn cống hiến cho cộng đồng. Những việc chúng tôi làm là đồng hành với họ để giảm sự kỳ thị của xã hội, giúp đỡ những người nhiễm kém may mắn

Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam

Họ là nhà thiết kế Sĩ Hoàng, diễn viên Hồng Ánh, Ngọc Duyên, nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam, nhà sản xuất trẻ Đăng Thái. Đi cùng họ còn có nghệ sĩ Kim Xuân, Mỹ Uyên, ca sĩ Phạm Hồng Phước... - những nghệ sĩ đồng hành chặng này, chặng kia trên quãng đường ba năm của gia đình nhỏ.

Góp một bàn tay

Gặp họ trong một chương trình trao quà cho trẻ em nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn, dễ bắt gặp cảnh góc này Ngọc Duyên mướt mồ hôi chia bánh cho các em, góc khác Hồng Ánh lúi húi chia những hộp sữa tươi.

Đăng Thái (30 tuổi) - thành viên trẻ nhất của “gia đình” - trong trang phục của chú cuội, áo nâu, quần ống thấp ống cao, đầu chít khăn nhí nhảnh cầm mic khuấy động các em nhỏ.

Không chỉ ốm yếu vì bệnh tật, nhiều trẻ nhiễm HIV đến lớp vẫn bị bạn bè xa lánh, có em bị chính người thân ruồng bỏ.

“Những trẻ nhiễm HIV từ cha mẹ đều là nạn nhân vô tội. Vậy nên hầu hết các chương trình hỗ trợ của chúng tôi là dành cho các em...” - diễn viên Hồng Ánh chia sẻ.

Hiếm khi nào đông đủ các nghệ sĩ có mặt cùng trong một chương trình vì người bận lịch diễn, lịch quay, lịch chụp ảnh...

Nhưng khi cùng làm ai cũng nhiệt tâm, ai “mạnh” gì thì góp sức đó. Mỗi người làm khâu này khâu kia, góp tiền, kêu gọi thêm mạnh thường quân... Nhiều buổi để kịp chạy chương trình, cả nhóm làm việc đến tận khuya.

“Chúng tôi lo trọn gói, từ việc kêu gọi đóng góp kinh phí trao học bổng, mua quà tặng, lên kịch bản chương trình cho đến việc sắp đặt địa điểm, sân khấu... Hết mùa tựu trường lại đến mùa trung thu, mùa tết” - nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam kể.

Cứ thế suốt ba năm qua, anh chị em nghệ sĩ đi từ Góp một bàn tay - giúp đỡ bệnh nhi, con em người nhiễm, Tiếp sức đến trường cho trẻ nhiễm, đến giải thưởng Dải băng đỏ, Trung thu cho em, Hạt gạo chia đôi...

Day dứt còn đó

Chương trình đầu tiên các nghệ sĩ làm cùng nhau là giải thưởng Dải băng đỏ năm 2015 - tôn vinh người nhiễm tuân thủ điều trị tốt, có nhiều đóng góp cho cộng đồng.

Có chung những người bạn kết nối là người nhiễm, các nghệ sĩ bắt đầu gắn bó thành một nhóm.

Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam chụp chân dung người nhiễm HIV trong giải thưởng Dải băng đỏ. Gần đây anh còn đi hát, góp thêm vào các chương trình thiện nguyện cho trẻ nhiễm HIV.

Hồng Ánh là nhà sản xuất của một số dự án phim dành cho người nhiễm. Nhà thiết kế Sĩ Hoàng thì thiết kế, tài trợ áo dài cho những người nhiễm HIV trong giải thưởng Dải băng đỏ.

Cả nhóm cũng thực hiện những dự án phim cộng đồng cho người nhiễm mang tên Đường về, Lối nào cho yêu thương...

Diễn viên Ngọc Duyên kể chị từng đóng vai bà mẹ có con nhiễm HIV và chị tham gia một khóa tập huấn để có thêm kiến thức về HIV cho vai diễn.

Ở đó chị gặp một anh bạn nhiễm HIV mà giờ họ thân thiết như anh em, “buồn vui lại ngồi cà phê”. “Trước đây tôi biết về HIV/AIDS rất sơ sài, hình dung ai nhiễm HIV thì ốm nheo ốm nhóc, người ghẻ lở. Nhưng khi gặp ảnh thấy bất ngờ lắm, ảnh mập mạp” - Duyên cười nhớ lại.

Nhưng bên cạnh những niềm vui sẻ chia, trong chuỗi ngày đồng hành cùng người nhiễm HIV, vẫn có những câu chuyện làm họ buồn day dứt: một bạn trẻ 21 tuổi ở Tiền Giang bị nhiễm HIV, bị cha bắt phải ăn riêng, giặt giũ riêng, còn bị đay nghiến sẽ “chẳng sống bao lâu nữa”.

Một đứa trẻ khác thì bị gia đình nội hắt hủi, đuổi cả mẹ lẫn con đi vì em bị nhiễm HIV từ mẹ. Một người bạn của họ, trưởng đại diện một nhãn hàng, đã nhảy lầu tự vẫn khi biết mình nhiễm HIV.

Những điều đó càng thôi thúc họ bền bỉ với hành trình của mình khi mà xã hội vẫn còn có người nhiễm HIV bị kỳ thị.

Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam cho hay để việc hỗ trợ người nhiễm HIV mang tính lâu dài hơn thì từ giữa năm 2017, nhóm cùng với ban quản lý Mạng lưới Người sống chung với HIV tại Việt Nam (VNP+) lập ra quỹ Góp một bàn tay với mục tiêu chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV.

Nguồn quỹ sẽ vừa dùng để tổ chức các chương trình định kỳ vừa giúp đỡ trực tiếp các trường hợp điều trị cần hỗ trợ.

Dự kiến ngày 29-9, quỹ Góp một bàn tay sẽ cùng với Mạng lưới Người sống chung với HIV tại Việt Nam (VNP+) tổ chức đêm hội Trăng yêu thương cho 200 em nhỏ chịu ảnh hưởng bởi HIV ở Củ Chi, TP.HCM.

VŨ THỦY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar