29/03/2022 16:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giúp sinh viên nhận lại chính mình sau khi nhiễm COVID-19

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Sau khi quay trở lại trường để học trực tiếp, một lượng lớn sinh viên tại Đà Nẵng phải đối diện với nỗi ám ảnh khi phát hiện mình dương tính với COVID-19. Nhiều cuộc tham vấn, chia sẻ được tổ chức để giúp sinh viên ổn định tâm lý.

Giúp sinh viên nhận lại chính mình sau khi nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

Sau cú sốc COVID-19, sinh viên đang dần ổn định trở lại (ảnh chụp tại Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng) - Ảnh: B.D.

"Tôi là một sinh viên khoa âm nhạc của Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng. Hát, chơi đàn là nghề tôi đã theo đuổi và gắn bó với cuộc đời sau này. Nhưng sau khi nhiễm COVID-19, tôi phát hiện ra mình không hát được nữa, giọng khàn đặc", nữ sinh viên Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng cầm micro, giọng như bật khóc khi chia sẻ với các chuyên gia, bạn học tại một chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe, tinh thần sinh viên do Đoàn thanh niên ĐH Sư phạm Đà Nẵng tổ chức.

Những "căn bệnh" hậu COVID-19

Nhiều giảng viên tại Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) cho biết, từ khi tổ chức học trực tiếp trở lại, có những thời điểm trường này ghi nhận rất nhiều ca F0. Bởi vậy, các chương trình tư vấn, chăm sóc sức khỏe và tinh thần liên quan đến COVID-19 được các giảng viên tại ĐH Sư phạm tổ chức, thu hút nhiều sinh viên tìm tới chia sẻ.

Tại một chương trình tham vấn do khoa tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm Đà Nẵng tổ chức, một sinh viên tại khoa ngữ văn, ĐH Sư phạm kể rằng bạn phát hiện mình bị nhiễm COVID-19 cuối năm 2021. "Lúc đó mình thấy mình như tội đồ, đi đâu cũng bị kỳ thị. Sau khi khỏi bệnh, sức khỏe mình yếu hẳn, hay cáu gắt, tóc rụng ào ạt…", nữ sinh viên này chia sẻ.

Giúp sinh viên nhận lại chính mình sau khi nhiễm COVID-19 - Ảnh 2.

Sinh viên ĐH Sư phạm Đà Nẵng chia sẻ kỹ năng ứng phó với đại dịch tại một chương trình tham vấn tâm lý học đường - Ảnh: B.D.

Trong khi một "cựu F0" nói rằng mình sụt mất 4kg thì một sinh viên khác lại kể rằng bạn đã "không nhận ra mình" sau khi dương tính. "Mình tăng tới 5kg, béo trùng trục. Mình ngại tiếp xúc với bạn bè", nữ sinh viên nói.

Hoàng Phúc - sinh viên khoa hóa, ĐH Sư phạm Đà Nẵng - bày tỏ nỗi lo âu về tương lai khi một số hoạt động học tập phải thay đổi do dịch. Phúc cảm thấy khó đạt được mục tiêu học tập đã đề ra ban đầu trước những thay đổi từ học trực tiếp với trực tuyến. 

"Việc học của mình đã ảnh hưởng rất nhiều, mình đã thấy mình như bị hụt chân, không biết rồi sau này khi tốt nghiệp ra trường sẽ thế nào. Tình hình khó khăn như vậy thì có xin được việc làm không", Phúc trăn trở.

Nhìn tích cực, nghĩ tích cực thì kết quả sẽ tích cực

Trực tiếp lắng nghe những tâm tư của sinh viên, nhiều chuyên gia đến từ khoa tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng cho rằng thường ngày sinh viên đã mệt mỏi với nhiều áp lực, từ học tập tới chi tiêu hằng tháng. Đại dịch như cú giáng mạnh làm sinh viên lao đao.

TS Lê Thị Lâm - khoa tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm Đà Nẵng - cho biết khi nhận thấy một lượng lớn sinh viên gặp ảnh hưởng vì dịch, đặc biệt là sinh viên khó khăn, các trường ĐH đã tìm cách hỗ trợ.

Giúp sinh viên nhận lại chính mình sau khi nhiễm COVID-19 - Ảnh 3.

Sinh viên Đà Nẵng trình bày các vấn đề gặp phải khi bị dương tính với COVID-19 - Ảnh: B.D.

Nhiều trường ĐH tại Đà Nẵng như ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa đã huy động Đoàn thanh niên, công đoàn, phòng công tác sinh viên và các giảng viên vào cuộc để hỗ trợ sinh viên bằng vật chất, tinh thần.

Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng chỉ đạo trực tiếp các khoa, phòng phát huy vai trò để trợ giúp sinh viên diện nhiễm COVID-19 và cả chưa nhiễm, trong khi đó từ khi dịch bùng lên, phòng tham vấn tâm lý tại trường này luôn mở cửa, sáng đèn để đón sinh viên vào chia sẻ.

Giúp sinh viên nhận lại chính mình sau khi nhiễm COVID-19 - Ảnh 4.

TS Lê Thị Lâm - giảng viên khoa tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm Đà Nẵng - chia sẻ kỹ năng ứng phó với đại dịch cho sinh viên - Ảnh: B.D.

"Chúng tôi tạo môi trường chia sẻ để các em được lắng nghe, qua đó cung cấp các kỹ năng, kỹ thuật để cân bằng tâm lý như hít thở đúng cách, kỹ thuật giảm căng thẳng, tư duy tích cực, tự tin để chia sẻ nỗi lo âu. Từ những tham vấn của các thầy cô sẽ phần nào giúp các em thấy thoải mái và tìm được sự cân bằng cho chính mình", TS Lâm nói.

Lạc quan và nghĩ về phía trước

"Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ. Trong bất cứ liệu trình can thiệp nào, giữ cho tinh thần lạc quan vẫn là phương thuốc hiệu quả nhất để đưa cơ thể cân bằng trở lại. Chúng ta có thể nghĩ rằng đại dịch là vấn đề của cả nhân loại, không riêng sinh viên mà loài người đang phải đối diện những thứ chưa từng có tiền lệ.

Do đó, chính sinh viên phải là những người tiên phong nghĩ tích cực, làm tích cực, học tập với tinh thần tích cực, tập trung vào những điểm mạnh để tìm giải pháp thay vì chỉ nghĩ đến những khó khăn.

Ảnh hưởng của dịch bệnh chỉ là vấn đề trong ngắn hạn, hãy giữ ổn định cho chính mình bằng cách lắng nghe cơ thể, chăm sóc bản thân nhiều hơn, mạnh dạn chia sẻ với mọi người, tương tác nhiều hơn với các hoạt động cộng đồng để được trao và đón nhận những yêu thương nhiều hơn", TS Lê Thị Lâm chia sẻ.

Tăng mức cho vay học sinh, sinh viên lên 4 triệu đồng/tháng

TTO - Từ ngày 19-5-2022, mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên sẽ tăng từ 2,5 triệu đồng/tháng lên 4 triệu đồng/tháng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Báo Tuổi Trẻ phối hợp Thành Đoàn TP.HCM và Chiến dịch Hoa phượng đỏ tổ chức chương trình “Tiếp sức hoa mặt trời” vào sáng 22-5.

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói với các bạn sinh viên "muốn làm giàu thì phải giỏi, muốn giỏi thì phải đọc sách" và chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc.

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Nhiều lao động trẻ vừa ra trường đã có việc làm ngay, đúng ngành nghề và thu nhập rất cao.

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các 'chợ mạng' vào phiên sôi động. Trên Shopee, TikTok Shop... hàng triệu sản phẩm được treo biển giảm giá, mã khuyến mãi tung ra theo giờ vàng, người mua lướt 'live', săn deal, đặt đơn liên tục.

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Sau một thời gian trò chuyện, kẻ xấu chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang giới tính, tình dục, rồi lôi kéo trẻ em cùng xem phim, hình ảnh khiêu dâm trên mạng, dụ dỗ các em tự quay, chụp hình ảnh khiêu dâm để tống tiền hoặc bán.

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chiều 21-5, chương trình 'Ước mơ của Thúy' đã đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (quận 1, TP.HCM), lắng nghe những ước nguyện của các bệnh nhi ung thư nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar