12/06/2021 08:12 GMT+7

Giữa bảo tàng mỹ thuật, độc đáo gian thờ 61 nghệ sĩ đã bỏ mình trong chiến tranh

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Trong chiến tranh Việt Nam, tính từ chiến trường Trị Thiên - Huế trở vào Nam, có đến 61 liệt sĩ là các họa sĩ và nhà điêu khắc. Ít ai biết tất cả nghệ sĩ này đang được thờ tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Giữa bảo tàng mỹ thuật, độc đáo gian thờ 61 nghệ sĩ đã bỏ mình trong chiến tranh - Ảnh 1.

Gian thờ các họa sĩ - liệt sĩ tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - Ảnh: L.ĐIỀN

Gian thờ với tấm bia chất liệu đá hoa cương được bố trí tại tầng 2 tòa nhà 2 của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Có thể nói đây là không gian độc đáo trong tổng thể khuôn viên của bảo tàng mỹ thuật, được dành để ghi danh đầy đủ tên 61 nghệ sĩ đã bỏ mình trong bom đạn chiến tranh.

Trên bia, ngoài họ tên và quê quán từng người, còn có cả năm sinh và thời điểm hi sinh của từng người. Vẫn còn một vài chỗ trống, đó là thông tin chưa được cập nhật tính cho đến thời điểm lập bia.

Ý tưởng bia thờ có trước cả bảo tàng mỹ thuật

Trong ký ức họa sĩ Trang Phượng, sau ngày thống nhất đất nước, những họa sĩ xuất thân từ chiến sĩ, từng sinh hoạt tại B11 (mật danh của Phòng Hội họa giải phóng) đều nghĩ ngay đến những bạn bè đồng nghiệp đã hy sinh không kịp thấy ngày hòa bình.

Một thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà nghiên cứu đã đem cả kiến thức chuyên môn mình học được từ trường nghệ thuật lao vào chiến tranh để sáng tác và làm nên các tác phẩm bất kể điều kiện khắc nghiệt của chiến trường Nam Bộ lúc bấy giờ.

Trong lần gặp mặt kỷ niệm Phòng Hội họa giải phóng mới đây, họa sĩ Trang Phượng nhắc lại con số 61 họa sĩ đã hy sinh trong chiến tranh. "Tôi chưa thấy cuộc chiến tranh ở đất nước nào mà có số họa sĩ hy sinh nhiều như vậy", họa sĩ Trang Phượng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Trang Phượng, ý tưởng về việc lập một bia tưởng niệm dành cho các họa sĩ đã hy sinh hình thành trong ông và một số đồng nghiệp ngay khi TP.HCM còn chưa có bảo tàng mỹ thuật.

"Khi đó tôi bán được 1 bức tranh giá 4 cây vàng, tôi dành ra 1 cây để làm bia. Chúng tôi gửi thư cho các tỉnh thành từ Trị Thiên - Huế vào đến trong Nam đề nghị họ thống kê các họa sĩ, nhà điêu khắc đã hy sinh. Nên con số 61 người này là từ thực tế thống kê của các tỉnh thành", ông Trang Phượng cho biết.

Và thời điểm đó là đầu thập niên 1980, khi nước nhà vừa thống nhất được mấy năm. Trong số này chỉ có 1 người quê ở miền Tây Nam Bộ là hy sinh trong thời kỳ chống Pháp, còn 60 liệt sĩ hy sinh trong thời kỳ chống Mỹ.

Dù vậy, hiện nay trên bia vẫn còn 2 cái tên ghi quê quán ở Hà Nội, nhưng ông Trang Phượng khẳng định việc gửi thư để nắm con số liệt sĩ - họa sĩ các ông chỉ làm được từ Trị Thiên - Huế trở vào.

Nhưng xúc động hơn chính là còn nhiều ô trống trên bia ở mục quê quán. Điều này cho thấy có nhiều họa sĩ - liệt sĩ khi ngã xuống trên chiến trường, đồng đội/ đồng nghiệp chỉ kịp ghi tên và ngày tháng hy sinh chứ không kịp biết quê quán ở đâu.

Kết nối nghĩa tình

Từ những ngày đầu thành lập Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM năm 1987, họa sĩ Trang Phượng trong vai trò kết nối đồng đội cũ đã dành một không gian nho nhỏ trong bảo tàng để dựng tấm bia khắc tên họa sĩ - liệt sĩ, trên bục có bát hương, và hằng năm đến Ngày thương binh liệt sĩ hoặc các ngày lễ, các sự kiện có liên quan đến những họa sĩ B11, nhân viên bảo tàng đều dâng hoa và thắp hương tưởng niệm.

Như vậy, tính năm ra đời Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM từ 1987, đến nay đã tròn 34 năm, cũng ngần ấy thời gian tấm bia tưởng niệm và ban thờ các họa sĩ - liệt sĩ được duy trì tại bảo tàng.

Ông Trần Thanh Bình - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - cho rằng không gian tưởng niệm cùng với bia khắc tên các họa sĩ đã hy sinh là một nét độc đáo của bảo tàng - vừa gợi nhớ một đặc điểm riêng biệt trong lịch sử hội họa của Việt Nam do hoàn cảnh chiến tranh của chúng ta, vừa phản ánh sự kết nối nghĩa tình giữa những người được sáng tác trong không khí hòa bình với những đồng nghiệp không có được may mắn ấy.

Một nén hương để tưởng nhớ đồng đội, khái quát cả một tâm thức nghĩa tình của người thành phố hôm nay.

Đến bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM xem 22 nghệ sĩ 'phiêu' với hội họa

TTO - Với chất liệu màu nước, sơn dầu, sơn mài, gốm, lụa...; 22 nghệ sĩ Hà Nội và TP.HCM cùng "phiêu" ở triển lãm mang tên Phiêu đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar