08/06/2020 14:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giới y tế bị 'xỏ mũi' về thuốc trị sốt rét

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Trong đợt dịch đang gây hại cho toàn thế giới lần này, chuyện về thuốc chữa sốt rét hydroxychloroquine dùng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 là một trong những câu chuyện đáng kể nhất.

Giới y tế bị xỏ mũi về thuốc trị sốt rét - Ảnh 1.

Thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine - Ảnh: Reuters

"Vụ việc liên quan đến nghiên cứu đăng trên The Lancet là một vụ tai tiếng lớn gây phương hại rất nặng nề cho cộng đồng các nhà khoa học.

Giáo sư Gilbert Deray (Bệnh viện La Pitié-Salpêtrière ở Paris, Pháp) viết trên Twitter

Nạn nhân đầu tiên là The Lancet, tạp chí học thuật 197 tuổi. Kế đến là Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng nhiều cơ quan y tế cấp quốc gia khác bị rúng động. 

Ngày 22-5, tạp chí The Lancet đã đăng một nghiên cứu của nhóm 4 tác giả với kết luận thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho các bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới, thậm chí có thể gây tử vong.

Giới y tế bị xỏ mũi về thuốc trị sốt rét - Ảnh 3.

Bác sĩ phẫu thuật mạch Sapan Desai - nhà sáng lập Công ty Surgisphere - trong một lần xuất hiện trên YouTube. Ông từng lấy bằng tiến sĩ ở ĐH Duke (Mỹ) - Ảnh: YouTube

Dữ liệu dỏm

Bài được đăng trên một tạp chí y khoa rất có uy tín, công trình nghiên cứu này đã có tác động rất lớn, đến mức ba ngày sau đó WHO đã quyết định đình chỉ các cuộc thử nghiệm lâm sàng về việc dùng hydroxychloroquine trị bệnh COVID-19. Một số nước trên thế giới như Đức và Pháp ngay sau đó quyết định ngừng dùng loại thuốc này cho bệnh nhân COVID-19.

Công trình được cho là dựa trên dữ liệu khổng lồ từ 96.032 bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị tại 671 bệnh viện ở khắp các châu lục. Tuy nhiên, số dữ liệu này lại đến từ một công ty gần như là "vô danh" (thành lập năm 2008 ở Bắc Carolina, Mỹ) Surgisphere, vốn ban đầu chuyên về bán sách giáo khoa cho sinh viên y. 

Từ khi nổ ra dịch thì ông chủ công ty là tiến sĩ Sapan Desai chuyển sang tập trung vào mảng "phân tích dữ liệu lớn", và từ đó mới xuất hiện công trình nghiên cứu mà ông đứng tên cùng 3 học giả có uy tín khác.

Nhưng ngay lập tức công trình đã bị nhiều nhà khoa học trên thế giới chỉ trích, kể cả những nhà khoa học hoài nghi về hiệu quả của thuốc hydroxychloroquine đối với những người bị nhiễm virus corona. Chủ yếu họ nghi ngờ tính xác thực của các dữ liệu do Surgisphere thu thập.

Ông Mostapha Benhenda - nhà khoa học dữ liệu - đã lên tiếng cảnh báo về nghiên cứu của Surgisphere vào ngày 26-5. Theo đó, nhà sáng lập Melwy - phòng thí nghiệm trực tuyến về trí tuệ nhân tạo - đã vạch ra ba lỗ hổng lớn trong báo cáo. 

Thứ nhất, các tác giả đã không tiết lộ dữ liệu của họ và không có kế hoạch để làm điều này. Thứ hai, báo cáo không truy xuất nguồn gốc dữ liệu, do các tác giả đã không tiết lộ tên của những người chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu tại bệnh viện. Thứ ba, không xem xét tính minh bạch, do The Lancet không công bố tên của bất kỳ người xác nhận nào, xác nhận biên tập có chữ ký duy nhất của tổng biên tập The Lancet là Richard Horton.

Bị lóa mắt

Còn tiến sĩ Jeremy Howick - nhà dịch tễ học lâm sàng tại Đại học Oxford - nhận định: "Thật khó hiểu về chuyện các biên tập viên tại The LancetNEJM (tạp chí Y Học New England) không nhìn thấy các vấn đề với dữ liệu trong các bài báo. 

Chúng tôi tin rằng hai bài báo về hydroxychloroquine dựa trên dữ liệu bị sai, nhưng đã khiến WHO đình chỉ thử nghiệm hydroxychloroquine. Điều này có nghĩa là một phương pháp điều trị có lợi không được thử nghiệm và kết quả là bệnh nhân sẽ phải chịu hậu quả".

Cuối cùng vào ngày 4-6, The Lancet phải thông báo rút lại bài đã xuất bản sau khi hứng chịu cơn bão chỉ trích từ cộng đồng khoa học thế giới. Ngay sau đó, tạp chí Y Học New England cũng đã rút lại một bài báo cũng do Mehra và Desai đồng tác giả, dựa trên cơ sở dữ liệu (phần đầu tiên) của Surgishere từ số bệnh nhân COVID-19 của 169 bệnh viện tại 11 quốc gia ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.

Trước đó một ngày, vào ngày 3-6, tại cuộc họp báo trực tiếp, đích thân tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus thông báo rằng căn cứ vào các đánh giá mới nhất, các cuộc thử nghiệm lâm sàng sử dụng thuốc chữa sốt rét hydroxychloroquine trong điều trị COVID-19 sẽ được WHO tiếp tục.

Đến giờ các nhà chuyên môn tin rằng The Lancet bị lóa mắt bởi các đồng tác giả của công trình nghiên cứu trên, trong đó có Mandeep Mehra, giáo sư ĐH Harvard và là giám đốc y khoa Bệnh viện Brigham and Women (BWH), đã có 477 ấn phẩm khoa học, cùng một giáo sư - tiến sĩ ở Thụy Sĩ.

Ông Trump vẫn ca ngợi thuốc chống sốt rét phòng bệnh COVID-19

TTO - Nhà Trắng vẫn ủng hộ việc sử dụng thuốc hydroxychloroquine để "phòng" bệnh COVID-19, cho biết Tổng thống Donald Trump "cảm thấy tuyệt" sau khi uống thuốc.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar