06/01/2015 18:37 GMT+7

Mai Đình Tới "cải tiến" đàn bầu

MINH TRANG
MINH TRANG

TTO - Cây đàn bầu vốn chỉ có thể chơi được ở nửa thân trên (về phía tay cầm), nay đã có thể chơi được ở cả thân dưới của đàn.

Mai Đình Tới giới thiệu về cây đàn bầu cải tiến trong buổi ra mắt - Ảnh: Minh Trang

Sáng 6-1 tại TP.HCM, vợ chồng nghệ sĩ Mai Đình Tới - Hoàng Cầm đã có buổi giới thiệu “thành quả” nghiên cứu, tìm tòi của anh trên cây đàn bầu trong nhiều năm qua để biến cây đàn bầu vốn chỉ có thể chơi được ở nửa thân trên (về phía tay cầm), nay đã có thể chơi được ở cả thân dưới của đàn.

Trong buổi giới thiệu, “quái kiệt” Mai Đình Tới chia sẻ: “Vợ tôi là nghệ sĩ chơi đàn bầu nên tôi có cơ hội tiếp xúc, thấu hiểu và quan sát cây đàn này mỗi ngày. Trong một lần giúp vợ nối lại dây đàn đứt, tôi thắc mắc tại sao đàn bầu chỉ có thể chơi được một phần mà không thể chơi được hết phần còn lại, từ đó tôi tỉ mẩn tìm cách khắc phục điều này”.

Giải pháp của Mai Đình Tới là: dịch chuyển điểm đặt ngựa đàn mới đi về hướng cần đàn và có khoảng cách là 1,25cm so với điểm đặt ngựa cũ. Đồng thời nâng cao dây đàn lên khỏi điểm đặt dây thông thường khoảng 0,75cm, khoảng cách giữa cuộn cảm ứng với ngựa đàn mới là khoảng 10cm.

Với cải tiến này, cây đàn bầu mới sẽ cho ra được năm nốt nhạc hoàn chỉnh sol, đô, mi, sol, đố nằm ở phía cuối thân đàn.

Nghệ sĩ Hoàng Cầm đã chơi thử bản Chiếc áo bà ba với tất cả sự thoải mái, tung tẩy cùng cây đàn mới. Việc diễn tấu và vận dụng khai thác hết những khoảng trống cuối thân đàn bầu tạo nên sự phóng khoáng linh hoạt cho người nghệ sĩ biểu diễn mà không bó buộc như trước nữa.

Có mặt trong buổi ra mắt, nghệ sĩ Hữu Luân - Giám đốc Trung tâm Tổ chức Biểu diễn và Điện ảnh TPHCM, đồng thời cũng là đơn vị tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật vào mỗi thứ bảy và Chủ Nhật hàng tuần tại quảng trường Nhà hát TP cho biết: “Cái mới lúc nào cũng cần phải có thời gian và “đất” để biểu diễn, giới thiệu. Trước mắt, chúng tôi sẽ tổ chức những buổi giới thiệu sáng tạo này của anh trong các buổi trình diễn cuối tuần tại quảng trường Nhà hát TP.HCM”.

Trước Mai Đình Tới, cây đàn bầu cũng từng được các nhạc sĩ thế hệ trước “cải tiến” như Bùi Lẫm, Hồ Khắc Chí, Mác Tuyên, Vũ Thiết, Quốc Lộc… như chế tạo cuộn cảm ứng (mobil) tạo nên tiếng vang dài cho đàn bầu, tạo thêm hợp âm cộng hưởng và thêm ngựa đàn để truyền dẫn âm thanh vào hộp đàn mộc…

MINH TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar