27/05/2020 19:23 GMT+7

Phát hiện một số loài côn trùng mới tại Việt Nam

TTXVN
TTXVN

TTO - Các nhà khoa học công bố phát hiện 1 loài cánh cứng mới và 2 loài ve sầu mới ở Việt Nam.

Phát hiện một số loài côn trùng mới tại Việt Nam - Ảnh 1.

Loài cánh cứng mới được công bố - Ảnh: vast.ac.vn

Ngày 27-5, nhà nghiên cứu Phạm Hồng Thái (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, thuộc Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) cho biết các nhà côn trùng học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và các nhà côn trùng học Nhật Bản phối hợp với Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ đã công bố phát hiện một số loài côn trùng mới tại Việt Nam.

Theo đó, có 1 loài cánh cứng mới và 2 loài ve sầu mới được tìm thấy. 

Cụ thể, các nhà côn trùng học của Nhật Bản và các nhà côn trùng học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam công bố loài cánh cứng mới Rhyparus vietnamicus Ochi, Kusui, Pham, 2018. Loài cánh cứng mới này thuộc giống Rhyparus, tộc Rhyparini, phân họ Aphodiinae, họ Scarabaeidae, bộ Cánh cứng Coleoptera. 

Mẫu vật nghiên cứu của loài này thu được tại tỉnh Lào Cai có kích thước cơ thể 7,7-7,9mm. Với việc loài Rhyparus vietnamicus Ochi, Kusui, Pham, 2018 mới được công bố, cho đến nay số loài thuộc giống Rhyparus được ghi nhận có phân bố ở Việt Nam là 2 loài.

Cũng trong thời gian này, các nhà khoa học của Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã công bố 2 loài ve sầu mới thuộc giống Sogana, họ Tropiduchidae, phân bộ Auchenorrhyncha, bộ Hemiptera. 

Các loài này được đặt tên là Sogana bachmana Constant & Pham, 2019 với cơ thể con đực dài 29,0mm, và Sogana baviana Constant & Pham, 2019 với cơ thể con đực dài 23,5mm. 

Trên thế giới có 660 loài thuộc họ Tropiduchidae, còn ở Việt Nam 18 loài thuộc họ này được ghi nhận. Giống Sogana đã được ghi nhận có 11 loài trên thế giới, trong đó 3 loài được ghi nhận ở Việt Nam.

Với việc 2 loài mới được công bố ở Việt Nam, số loài của họ Tropiduchidae ở Việt Nam là 20 loài. Trong số 13 loài thuộc giống Sogana có đến 5 loài phân bố ở Việt Nam (chiếm 40% số loài). Mặc dù vậy, những số liệu này chỉ đại diện cho một phần của sự đa dạng thực sự của họ Tropiduchidae ở Việt Nam, nơi chứa nhiều loài mới và giống mới đang chờ được công bố.

Phát hiện nhiều loài mới ở Việt Nam và vùng Mekong

TTO - Năm ngoái các nhà khoa học xác định được 115 loài động vật mới ở khu vực sông Mekong, trong đó có loài kì nhông da cá sấu Việt Nam, rùa Thái Lan...

TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar