22/03/2023 10:10 GMT+7

'Gieo mầm tri thức' đến với trẻ nghèo Cao Bằng

200 phần quà từ chương trình học bổng 'Gieo mầm tri thức' đã đến với học sinh vượt khó học tốt tại Cao Bằng trong buổi lễ do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tỉnh Đoàn Cao Bằng tổ chức hôm 21-3.

Niềm vui của các bạn học sinh Cao Bằng khi được nhận những chiếc xe đạp mới - Ảnh: VŨ TUẤN

Niềm vui của các bạn học sinh Cao Bằng khi được nhận những chiếc xe đạp mới - Ảnh: VŨ TUẤN

Đây chính là học bổng "Gieo mầm tri thức" được Tuổi Trẻ khởi xướng với sự đồng hành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và chi nhánh Agribank Phú Nhuận (TP.HCM).

Chúng tôi chọn các em nhỏ, mầm non tương lai của đất nước ở những vùng xa xôi, có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, nâng bước các em đến trường. Ý nghĩa "gieo mầm" là vậy.

Ông NGUYỄN MẠNH HÙNG (giám đốc Agribank chi nhánh Phú Nhuận)

Đường đến trường bớt xa

Phó tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ Đinh Mình Trung trao học bổng - Ảnh: VŨ TUẤN

Phó tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ Đinh Mình Trung trao học bổng - Ảnh: VŨ TUẤN

Món quà gồm xe đạp, đồ dùng học tập, áo ấm trao cho học sinh nghèo ở hai huyện Trùng Khánh và Hòa An, giúp các bạn đỡ vất vả trên con đường tới trường. Vi Tùng Thư (lớp 4A Trường tiểu học và THCS Trưng Vương; ở xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An) kể nhà cách trường gần hai cây số, nhìn các bạn tự đạp xe đến trường thấy thích lắm! 

Cô bé mượn xe của các bạn để tập và biết đi xe đạp từ năm lớp 3 và ao ước có một chiếc để tự đạp xe đến trường, bớt đi bộ sẽ có thêm thời gian học bài, giúp mẹ việc nhà.

Cha Thư mất khi bạn còn nhỏ, một mình mẹ lam lũ nuôi hai chị em. Nhà không có đất, bà Nông Thị Phóng - mẹ Thư - phải mượn những thửa ruộng lúc người ta không cấy lúa trồng rau. Khi trồng cà chua, lúc vài cây cải. Khi thu hoạch nếu được giá cũng chỉ được vài trăm nghìn.

Bà Phóng biết con gái ao ước có chiếc xe đạp nhưng gánh rau của mẹ chỉ đủ cho ba miệng ăn rau cháo nuôi nhau. Được tặng xe mới, hai mẹ con xúc động rươm rướm. "Con sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này làm bác sĩ chữa bệnh cho mọi người" - Thư run run nói khi nhận chiếc xe đạp mới toanh.

Các học sinh được nhận xe đạp đều có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn nỗ lực vươn lên - Ảnh: VŨ TUẤN

Các học sinh được nhận xe đạp đều có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn nỗ lực vươn lên - Ảnh: VŨ TUẤN

Bí thư Huyện Đoàn Hòa An Lê Thị Biên cho hay đời sống của người dân trong huyện còn nhiều khó khăn, học sinh ít khi được cha mẹ đưa đón mà toàn tự đến trường. Có những điểm xóm cách trung tâm xã hơn chục cây số, các em đi bộ vài tiếng đồng hồ mới đến được lớp. 

"100 học sinh được nhận xe đạp đều có hoàn cảnh khó khăn nhưng nỗ lực vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập. Món quà này không chỉ động viên các em được nhận quà mà cả những học sinh khác có thêm động lực vươn lên trong học tập" - chị Biên nói.

Cô Trần Thị Phương - hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Tri Phương (huyện Trùng Khánh) - cho biết người dân trong xã sống chủ yếu là tự cấp, tự túc. Xã Tri Phương nằm sát biên giới, cách xa trung tâm huyện, tỉ lệ hộ nghèo gần 48%. Chỉ vài nhà có điều kiện hơn sắm xe điện để đưa con đi học nhưng đường xa, lại nhiều dốc nên xe điện cũng chỉ chạy được nửa năm đã hỏng.

Được mẹ đưa đến nhận xe đạp, Đàm Ngọc Hân (lớp 4 Trường tiểu học và THCS Tri Phương) háo hức xin mẹ cho tự đạp xe về nhà trong khi quãng đường từ nơi nhận xe đạp về đến nhà Hân khoảng 17km. Cô giáo phải động viên mãi Hân mới tiu nghỉu leo lên xe mẹ chở rồi nhà trường nhờ người chở xe đạp về cho. "Cháu tập xe lâu lắm rồi, có xe đạp cháu tự đi học để mẹ có thời gian đi làm" - Hân khoe.

Mang quà đến nơi khó

Bà Nguyễn Thị Sơn - phó giám đốc Agribank Phú Nhuận trao học bổng cho các học sinh Cao Bằng - Ảnh: VŨ TUẤN

Bà Nguyễn Thị Sơn - phó giám đốc Agribank Phú Nhuận trao học bổng cho các học sinh Cao Bằng - Ảnh: VŨ TUẤN

Ngay sau khi trao 200 suất học bổng cho học sinh nghèo ở Cao Bằng, chương trình "Gieo mầm tri thức" tiếp tục đến với các bạn học sinh ở Hải Dương, Nghệ An và Quảng Bình. Tổng giá trị các món quà trị giá 1,6 tỉ đồng.

Bà Nguyễn Thị Sơn - phó giám đốc Agribank Phú Nhuận - cho biết năm nay chương trình chọn Cao Bằng là nơi đầu tiên cũng vì hoàn cảnh khó khăn của học sinh nơi đây. Bà nói thấu hiểu hoàn cảnh của học sinh vùng núi vất vả, thiệt thòi hơn rất nhiều so với các bạn học ở miền xuôi hay học sinh trong miền Nam.

Chương trình định hướng sẽ thực hiện trải dài khắp mọi miền đất nước nhưng ưu tiên cho những địa phương có điều kiện khó khăn trước. "Món quà chúng tôi gửi tới các em tuy giá trị không quá lớn song chúng tôi muốn mang đến sự động viên, khích lệ để các em có động lực hơn, cố gắng vươn lên hơn nữa trong học tập" - bà Sơn nói.

Giám đốc Agribank chi nhánh Phú Nhuận Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ đây là chương trình có ý nghĩa thiết thực mà Agribank quyết tâm theo đuổi. Những chiếc xe đạp sẽ giúp đường đến trường của các em ngắn hơn, những giọt mồ hôi rơi ít hơn và quan trọng nhất giúp các em thấy được tương lai tươi đẹp đang chờ đón phía trước.

Sắp tới, ông Hùng nói chương trình sẽ lan rộng đến các tỉnh thành cả nước. "Ở đâu có học sinh khó khăn, ở đó sẽ xuất hiện học bổng "Gieo mầm tri thức", góp phần ngăn dòng bỏ học, kịp thời động viên các em vững bước đến trường" - ông Hùng nói.

50 suất học bổng 'Gieo mầm tri thức' đến học sinh xứ Nghệ

Những phần quà từ học bổng 'Gieo mầm tri thức' hỗ trợ giúp các em học sinh nghèo vượt khó ở Nghệ An có động lực vươn lên trên con đường học vấn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Cuộc sống tôi mơ ước chỉ là ngày ngày bình yên bên gia đình nhỏ, không cần nhà lầu xe hơi, chỉ mong ngôi nhà thật sự là một tổ ấm.

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Về nhà là hành trình tuyệt vời nhất trong tim

Rời xa thành phố đông đúc, những cung đường ven biển dần hiện ra từ phía nắng lên.

Về nhà là hành trình tuyệt vời nhất trong tim

Tuổi 15 của nữ sinh đa năng, lớn lên cùng hoạt động Đội

Tuyết Anh - học trò lớp 9, liên đội trưởng Trường THCS Hà Huy Tập (TP.HCM) - nhiều năm qua không chỉ nổi bật ở trường mà với làng Đội TP.HCM.

Tuổi 15 của nữ sinh đa năng, lớn lên cùng hoạt động Đội

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Gắn bó với dự án Hạnh phúc cho em từ những ngày đầu, thượng úy Lê Cao Thiên cùng đồng đội đã lan tỏa hành trình đầy nhân văn, biến khát vọng dựng trường, dựng tương lai cho trẻ em vùng cao Sơn La thành hiện thực.

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar