05/12/2021 14:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giáo sư Úc: Biến thể Omicron chưa phải là sự tiến hóa cuối cùng

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Giáo sư Peter White, chuyên gia nghiên cứu sự tiến hóa của virus tại Đại học New South Wales (Úc), dự đoán biến thể Omicron chưa phải là sự tiến hóa cuối cùng của virus gây đại dịch COVID-19.

Giáo sư Úc: Biến thể Omicron chưa phải là sự tiến hóa cuối cùng - Ảnh 1.

Hình ảnh của biến thể Omicron, ký hiệu B.1.1.529 - Ảnh: Đại học Y Nam Carolina

Cho đến nay, biến thể Omicron đã xuất hiện ở 38 quốc gia sau khi ca nhiễm đầu tiên được báo cáo ở châu Phi vào ngày 24-11. 

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều thắc mắc vẫn chưa có lời đáp: Điều gì tiếp theo sẽ xảy ra? Virus SARS-CoV-2 có tiếp tục phát triển các chủng mới không? Liệu con người có nhanh chóng chiến thắng được đại dịch?

Hàng loạt câu hỏi về sự tiến hóa của virus đã được nhà báo David Fickling của Hãng tin Bloomberg đặt ra với giáo sư Peter White, lãnh đạo Phòng thí nghiệm White tại Đại học New South Wales.

Điều gì tạo nên sự tiến hóa của virus?

Theo giáo sư White, virus có tốc độ tạo ra đa dạng di truyền, hoặc đột biến nhanh hơn vi khuẩn. Nếu một vi khuẩn e.coli đậu trên một chút đường và bắt đầu nhân lên, vi khuẩn sẽ nhân từ 1 sang 2, sau đó là 4, 8, 16, 32 và nó tăng dần theo cấp số nhân. 

Nhưng nếu virus xâm nhập vào một tế bào, nó sẽ thông báo: "Được rồi, tôi đang ở trong tế bào và bắt đầu nhân từ 1 lên ngay 100.000 và cứ thế tăng tiến như vũ bão".

Vì vậy trong vòng vài giờ nếu bạn bị nhiễm một vài phần tử virus, nó có thể tạo ra hàng tỉ bản sao. Khi bạn hắt hơi, sẽ có hàng triệu con virus từ mũi của bạn bay ra. Công việc của nó là tìm vật chủ tiếp theo. Virus sẽ đột biến trong cơ thể vật chủ. Đó là lý do tại sao chúng tiến hóa để tồn tại.

Một điều mà giáo sư White muốn nhấn mạnh, đó là sự tái tổ hợp giữa các chủng virus. Ông phát hiện trong trận dịch viêm dạ dày norovirus vào năm 2012 có sự tái tổ hợp của hai chủng trước đó: một nửa bộ gene của nó là từ New Orleans (Mỹ) và một nửa là từ virus ở Hà Lan.

Trong bệnh cúm, sự tái tổ hợp giữa các chủng virus xảy ra mọi lúc. Đây là cách đại dịch năm 1957 và 1968 xuất hiện. Đó là sự đột biến trên quy mô lớn khi các chủng virus hoán đổi bộ gene với nhau.

Tiêm vắc xin và giãn cách xã hội, hiệu quả tới đâu?

Theo giáo sư White, các biện pháp can thiệp khác nhau như vắc xin, thuốc kháng virus và giãn cách xã hội gây áp lực phần nào đến sự thoái lui của virus.

Tuy nhiên nếu đó là áp lực chọn lọc đối với bộ gene thì nó sẽ thúc đẩy sự tiến hóa của virus.

Nói dễ hiểu nhất, nếu chúng ta tạo ra một loại thuốc chống lại các enzym cụ thể của virus, nhưng không đủ mạnh để triệt tận gốc thì virus sẽ tạo ra các đột biến. Bởi nếu không đột biến, thuốc sẽ tiêu diệt nó. 

"Nếu 100% dân số thế giới được tiêm vắc xin chống lại chủng Alpha và sau đó virus đột biến. Lúc đó, các kháng thể mà cơ thể chúng ta tạo ra sẽ không liên kết với protein đột biến của biến thể mới. Nếu vắc xin yếu đi, chúng ta phải nhanh chóng cải tiến vắc xin để chặn đầu biến thể mới", giáo sư White nhận định. 

Ngoài ra, theo vị chuyên gia người Úc, các biện pháp giãn cách xã hội chỉ có thể tạo ra một loại virus dễ lây lan hơn. Theo giáo sư White, giãn cách xã hội không phải là mỗi người sống trên một hoang đảo, nên sự tiếp xúc chớp nhoáng cũng làm lây lan tiếp diễn dù chậm hơn.

Ông kết luận rằng nếu càng tiêm chủng vắc xin nhiều, chúng ta càng có nhiều cơ hội ngăn chặn nhiều biến thể mới xuất hiện.

Giám sát chặt khách từ châu Phi và các nước có biến chủng Omicron đến Việt Nam

TTO - Đó là yêu cầu của cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam với các hãng hàng không, cảng vụ hàng không trong chỉ thị tăng cường phòng chống COVID-19, ngăn nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar