03/01/2023 08:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chống biến thể Omicron mới ra sao?

Các nhà khoa học cho biết biến thể phụ XBB.1.5 của biến thể Omicron đã nhanh chóng chiếm ưu thế ở Mỹ vì có khả năng né hệ miễn dịch cao.

Chống biến thể Omicron mới ra sao? - Ảnh 1.

Biến thể XBB.1.5. đang chiếm ưu thế ở Mỹ. Trong ảnh: sự kiện đón chào năm mới 2023 ở Quảng trường Thời đại, New York - Ảnh: Reuters

XBB.1.5 đã làm dấy lên nhiều lo ngại về một làn sóng lây nhiễm mới sau mùa du lịch nhộn nhịp đầu năm 2023.

Đã lan đến 70 quốc gia

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận biến thể XBB đã xuất hiện ở ít nhất 70 quốc gia và đã tạo ra một làn sóng lây nhiễm tại một số nước châu Á như Ấn Độ, Singapore vào tháng 10-2022.

XBB.1.5 là họ hàng của biến thể Omicron XBB và là biến thể tái tổ hợp của các biến thể phụ Omicron BA.2.10.1 và BA.2.75. Đặc điểm của XBB.1.5 là có khả năng lây truyền cao và đã phát triển khả năng né miễn dịch.

XBB.1.5 hiện chiếm khoảng 44% số ca mắc mới COVID-19 trên toàn nước Mỹ. Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), tỉ lệ nhiễm XBB.1.5 tăng gần gấp đôi trong tuần qua.

Các nhà khoa học và các quan chức y tế công cộng đã theo dõi chặt chẽ dòng biến thể phụ XBB trong nhiều tháng qua. Dòng này có nhiều đột biến và có thể khiến vắc xin COVID-19, bao gồm cả vắc xin chuyên cho Omicron, bị giảm hiệu quả và thậm chí gây ra nhiều ca nhiễm đột phá hơn. Ca nhiễm đột phá là những trường hợp đã tiêm đủ vắc xin nhưng vẫn mắc COVID-19.

XBB lần đầu tiên được ghi nhận ở Ấn Độ vào tháng 8-2022. Chúng nhanh chóng chiếm ưu thế ở quốc gia này, sau đó là Singapore. Kể từ đó, XBB đã phát triển thành một họ các biến thể phụ bao gồm XBB.1 và XBB.1.5.

Ông Andrew Pekosz, nhà vi rút học tại Đại học John Hopkins (Mỹ), cho biết XBB.1.5 khác với thành viên trong cùng họ vì nó có thêm một đột biến, khiến nó liên kết tốt hơn với các tế bào.

"Vi rút cần liên kết chặt chẽ với các tế bào để xâm nhập hiệu quả hơn và giúp vi rút lây nhiễm sang người hiệu quả hơn", ông Pekosz lý giải.

Dữ liệu công bố tuần trước trên Twitter từ tiến sĩ, nhà miễn dịch học Yunlong Richard Cao tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng đã chứng thực điều này.

Nghiên cứu công bố tháng 12-2022 trên tạp chí khoa học Cell của các nhà khoa học tại Đại học Columbia (Mỹ) đã cảnh báo sự gia tăng của ca bệnh liên quan biến thể phụ như XBB có thể "làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19 hiện tại và dẫn đến sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm đột phá hoặc ca tái phát".

Các nhà khoa học cho rằng khả năng kháng các kháng thể do tiêm chủng và lây nhiễm của các biến thể phụ XBB là "đáng báo động". Các biến thể phụ XBB cũng có khả năng chống lại Evusheld, một loại hỗn hợp kháng thể giúp người có miễn dịch yếu chống lại COVID-19.

Tiến sĩ David Ho, một trong những tác giả về nghiên cứu của Đại học Columbia, đồng tình với các nhà khoa học khác rằng XBB.1.5 có thể liên kết với tế bào tốt hơn so với họ hàng XBB của nó. Tiến sĩ Ho cũng cho biết XBB.1.5 có khả năng tránh miễn dịch gần như XBB và XBB.1, là hai trong số các biến thể phụ có khả năng chống lại các kháng thể bảo vệ từ việc tiêm chủng cao nhất cho đến nay.

Chống biến thể Omicron mới ra sao? - Ảnh 2.

Các biến thể phụ đáng chú ý của Omicron - Tổng hợp: MINH KHÔI - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Phòng chống ra sao?

Tháng 11-2022, WHO kết luận rằng không có bằng chứng nào cho thấy XBB "gây chết người nhiều hơn hoặc gây bệnh nặng hơn biến thể Delta".

Chuyên gia Andrew Pekosz cho rằng biến thể phụ XBB.1.5 cùng với các kỳ nghỉ sắp tới có thể khiến ca bệnh gia tăng ở Mỹ. Tuy nhiên, các liều vắc xin tăng cường đang ngăn XBB.1.5 gây bệnh nặng ở người nhiễm.

Chuyên gia dịch tễ của Mỹ Anthony Fauci lấy dẫn chứng từ trường hợp của Singapore, quốc gia có số ca nhiễm XBB tăng mạnh nhưng số ca nhập viện không tăng tương ứng. Điều này cho thấy phần lớn người dân Singapore đã được tiêm phòng vắc xin và có khả năng chống lại các biến thể mới xuất hiện.

Thật không may khi tình hình ở Mỹ lại khác. Các quan chức y tế ở Mỹ đã nhiều lần kêu gọi người cao tuổi đảm bảo rằng họ được tiêm vắc xin mới nhất và được điều trị bằng thuốc kháng vi rút Paxlovid nếu họ mắc bệnh nặng.

Tuy nhiên, theo dữ liệu gần nhất của CDC Mỹ, chỉ 37,5% người từ 65 tuổi trở lên ở Mỹ tiêm vắc xin dành cho biến thể Omicron.

Điều quan trọng hơn là các chuyên gia nhất trí cần tiêm liều nhắc lại vắc xin thể lưỡng trị - loại vắc xin nhắm tới cả biến thể gốc và biến thể Omicron của vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Khả năng né miễn dịch của XBB.1.5 là một trong những vấn đề đáng lưu tâm. Làn sóng "Omicron mở rộng" này đã làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng, vốn có hiệu quả với các phiên bản trước đó của vi rút.

Thuốc kháng vi rút như Paxlovid và Remdesivir dường như vẫn có hiệu quả nếu được dùng sớm, nhưng vẫn chưa đủ để bác sĩ có phương pháp điều trị cụ thể cho đến khi tìm ra các phương pháp khác.

Các nhà khoa học khuyến cáo cần tiêm vắc xin tăng cường để chống lại các biến thể mới. Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa quen thuộc như đeo khẩu trang chất lượng cao, thông gió, lọc không khí, xét nghiệm.

WHO đưa thêm 2 biến thể phụ mới của Omicron vào danh sách cần theo dõi

TTO - Tổ chức Y tế thế giới đang theo dõi hai biến thể phụ mới của biến thể Omicron là BA.4 và BA.5, hiện đã được ghi nhận tại Nam Phi, Đan Mạch, Botswana, vùng Scotland và vùng England.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar