30/08/2017 07:30 GMT+7

Giáo dục New Zealand 'bứt phá' ra sao?

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TTO - Từng là một quốc gia có phương pháp giáo dục đóng khung và đánh giá năng lực học sinh dựa trên điểm số, New Zealand đã 'bứt phá' ra sao trong dạy dỗ học sinh?

Các em học sinh trong một tiết học ở New Zealand - Ảnh: N.Z.

Trên các bảng xếp hạng quốc tế, học sinh New Zealand nằm trong top 10 về khả năng đọc, top 12 về kiến thức khoa học… còn giáo viên phổ thông đứng top 4 trên toàn thế giới về sự chuyên nghiệp. 

Học sinh được học nhiều môn tự chọn

Kể từ năm 2002, New Zealand đã có những cải cách giáo dục mang tính bước ngoặt khi tập trung thay đổi và tạo ra sự khác biệt ngay từ khi học sinh bắt đầu học trung học. 

Theo đó, học sinh sẽ được đào tạo theo chứng chỉ NCEA, tương tự như bằng tốt nghiệp cấp 3 ở Việt Nam. Khác biệt là chứng chỉ này áp dụng hình thức học tín chỉ bắt buộc và tự chọn. 

Ở mỗi cấp độ của NCEA, học sinh sẽ phải đạt được số tín chỉ tối thiểu dựa trên khoảng 5-6 môn học bắt buộc và môn tự chọn, tùy theo sở thích và định hướng nghề nghiệp tương lai của mình.

Người học được phát triển tư duy, chủ động trong việc lựa chọn môn học và cứ sau mỗi kỳ thi NCEA, học sinh có quyền chọn lựa học lên cấp độ cao hơn hoặc rẽ hướng lên thẳng cao đẳng, đại học. 

Tiêu chuẩn đầu vào của các trường ĐH cũng được công bố rõ để học sinh có thể chọn lựa môn học phù hợp trong quá trình hoàn thành NCEA.

Đợt cải cách giáo dục mạnh mẽ với hệ thống NCEA đã mang lại kết quả ấn tượng: học sinh New Zealand nằm trong top 10 về khả năng đọc, top 12 về kiến thức khoa học… ở các bảng xếp hạng quốc tế, còn giáo viên phổ thông đứng top 4 trên toàn thế giới về sự chuyên nghiệp.

Đây đều là những đòn bẩy khiến nền giáo dục New Zealand được công nhận trên toàn cầu, tất cả các trường ĐH của New Zealand đều nằm trong Top 3% trường ĐH tốt nhất thế giới. 

Đưa công nghệ số vào chương trình học từ sớm

Các em học sinh trong một tiết học ở New Zealand - Ảnh: N.Z.

Gần đây New Zealand quyết định đưa Công nghệ số (CNS - Digital Technology) vào chương trình tiểu học (từ lớp 1 thay vì từ bậc trung học như chương trình cũ), coi đây là một kỹ năng thiết yếu tương tự như các môn học cơ bản khác để chuẩn bị cho học sinh bước vào “thời đại số”.

Quyết định này nhận được phản ứng tích cực từ xã hội lẫn các chuyên gia công nghệ thông tin. Đa phần mọi người cho rằng nếu chuẩn bị kỹ năng CNS cho các em học sinh ngay từ tiểu học, New Zealand sẽ tạo nên một thế hệ nhân lực mới có tay nghề cao, phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế đất nước theo hướng kỹ thuật số. 

Bộ trưởng Bộ giáo dục New Zealand Nikki Kaye nhận định: "Khoảng 40% công việc hiện tại có nguy cơ tự động hóa cao trong 10-15 năm tới.

Điều này có nghĩa là từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà khoa học đến nông dân, chuyên gia y tế và thậm chí các nghệ sĩ sẽ cần có kiến thức và kỹ năng liên quan đến phát triển phần mềm, nội dung phương tiện truyền thông kỹ thuật số và thiết kế công nghệ”.

CNS được giảng dạy với sáu chủ đề: các thuật toán, lập trình, biểu diễn dữ liệu, các thiết bị số và cơ sở hạ tầng, các ứng dụng kỹ thuật số, con người và máy tính. 

Qua đó, trẻ em New Zealand sẽ hiểu được những khái niệm về công nghệ số như robot, trí tuệ nhân tạo… từ đó nắm bắt tư duy máy tính và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực nhờ kỹ năng thiết kế và phát triển các kết quả kỹ thuật số của mình.

Những thay đổi trên thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ New Zealand về việc đảm bảo tính thực hành trong giảng dạy và học tập thế kỷ 21.

Đồng thời, chương trình học mới sẽ tận dụng được 700 triệu đô mà New Zealand đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và việc học tập chuyên nghiệp.

Ngoài ra, để đưa tầm nhìn vào thực tế, chính phủ và nhà trường New Zealand đang phối hợp tích cực với các chuyên gia để giải quyết những thách thức mới đặt ra ở phía trước, như xây dựng tài liệu học tập, kỹ năng của đội ngũ giáo viên… 

Chính phủ New Zealand còn chi thêm 40 triệu đô nhằm nâng cao chuyên môn của giáo viên và tìm cách thu hút các sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) vào giảng dạy.

CÔNG NHẬT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar