16/01/2020 14:45 GMT+7

Giảng viên ĐH Duy Tân giành giải C tại giải thưởng Văn học - Nghệ thuật 2019

T.TH
T.TH

Ngoài niềm đam mê dạy học, thầy Nguyễn Tiến Việt - giảng viên khoa kiến trúc, Đại học (ĐH) Duy Tân còn có một tình yêu lớn dành cho nghệ thuật.

Giảng viên ĐH Duy Tân giành giải C tại giải thưởng Văn học - Nghệ thuật 2019 - Ảnh 1.

Giảng viên Nguyễn Tiến Việt nhận giải C

Nhiều tác phẩm mỹ thuật qua quá trình "thai nghén" đã được tạo dựng hình hài và để lại nhiều ấn tượng tại các cuộc triển lãm mỹ thuật hàng năm ở Tp. Đà Nẵng. Thành công nhất mà thầy nhận được trong năm 2019 là tác phẩm tranh khắc gỗ với nhan đề "Phận" đã đoạt giải C tại giải thưởng văn học nghệ thuật 2019.

Đây là giải thưởng thường niên do Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức, nhằm tôn vinh những sáng tạo của giới văn nghệ sĩ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật thuộc các loại hình: văn học, văn nghệ dân gian, lý luận phê bình văn học nghệ thuật, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc, điện ảnh và múa, ssân khấu, kiến trúc, …

Trong năm 2019, nhiều tác giả trẻ đã bứt phá, thể hiện sự tìm tòi, đổi mới sáng tạo về mặt nội dung nhưng vẫn trên tinh thần bám sát truyền thống, đạo lý của dân tộc. Ban Tổ chức đã trao: 10 giải thưởng cho các tác giả là hội viên các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương; 63 giải thưởng cho các tác giả là hội viên các Hội văn học nghệ thuật địa phương, trong đó có 1 giải A, 8 giải B, 22 giải C, 25 giải khuyến khích và 7 giải tác giả trẻ.

Gửi đến tham dự giải thưởng văn học nghệ thuật 2019, tác phẩm khắc gỗ phá bản "Phận" của thầy Việt Tiến đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi và đánh giá cao từ hội đồng giám khảo. Lựa chọn hình ảnh con trâu để đưa vào tác phẩm của mình, thầy Tiến Việt muốn khắc họa một hình ảnh rất gần gũi với đời sống của người nông dân Việt Nam. 

Hình ảnh con trâu siêng năng, cần cù gắn liền với lũy tre làng cũng thể hiện một nét văn hóa Việt. Nhìn vào bức tranh chúng ta thấy, con trâu dù có bị trói buộc, ẩn sâu trong đôi mắt là nỗi niềm riêng với những cảm xúc riêng.

Giảng viên ĐH Duy Tân giành giải C tại giải thưởng Văn học - Nghệ thuật 2019 - Ảnh 2.

Tác phẩm “Phận” của giảng viên Nguyễn Tiến Việt

Để có được một bức hình con trâu trên hình thức sáng tác là khắc gỗ phá bản đòi hỏi thầy Tiến Việt đã phải rất công phu và tỉ mỉ. Bởi đây là một kỹ thuật in đồ họa sử dụng bản in bằng gỗ có hình nổi với chất liệu in tranh bằng giấy gió. 

Với "Phận", thầy Tiến Việt đã dùng dao khắc để kể chuyện. Thầy đã sử dụng dao cắt các phần không in ra khỏi mảnh gỗ đã được bào nhẵn, các phần nổi sau đó được quét màu lên và in theo từng lớp màu. 

Với gam màu nâu trầm tạo cảm giác yên bình của một làng quê Việt, cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa khắc gỗ dân gian Việt Nam và khắc gỗ Nhật Bản, tác phẩm mỹ thuật "Phận" của thầy đã đem đến cho những người yêu nghệ thuật một cảm nhận đặc biệt về thế giới nội tâm sâu lắng mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm.

Dự thi ở loại hình mỹ thuật năm nay, các tác giả đã vẽ nhiều chủ đề từ phong cảnh, tĩnh vật đến chân dung,… trên rất nhiều các chất liệu như: sơn mài, sơn dầu, lụa, khắc gỗ, đồ họa, acrylic, phù điêu,… Mỗi tác phẩm thể hiện một sự tìm tòi, trải nghiệm, cộng hưởng hưng phấn sáng tác của các tác giả nhằm mang đến những cung bậc cảm xúc khác biệt cho người xem. 

Chia sẻ niềm vui sau khi nhận được giải thưởng danh giá này, thầy Tiến Việt bày tỏ: "Đối với tôi, một giảng viên đến với nghệ thuật hội họa bằng tình yêu và niềm đam mê thì việc nhận được giải C từ Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật là một niềm vinh dự rất lớn. Với vai trò là một giảng viên khoa kiến trúc, ĐH Duy Tân, thành công ban đầu này sẽ là nguồn động lực to lớn để tôi ngày càng nỗ lực hơn nữa trong việc đổi mới công tác giảng dạy giữa thời đại công nghệ 4.0. Tôi rất mong muốn sẽ truyền đạt lại các kinh nghiệm và kỹ năng khắc gỗ phá bản, giúp sinh viên có cái nhìn đa diện hơn về nghệ thuật."

Tìm hiểu thêm về đào tạo kiến trúc của ĐH Duy Tân tại đây: khoa kiến trúckhoa đào tạo quốc tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

Top 500 Đại học Tốt nhất nhất Châu Á năm 2020 theo QS ranking

Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ

Xếp thứ 3 trong 8 trường Đại học của Việt Nam trên bảng xếp hạng URAP

Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân: 254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.

Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391.

Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn

Email: [email protected] - Facebook: tuyensinhDTU

T.TH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar