29/05/2013 10:20 GMT+7

Gian nan đòi Nhà nước bồi thường

TÂM LỤA
TÂM LỤA

TT - Đó là nhận định của đa số đại biểu tham dự hội nghị sơ kết ba năm thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 28-5 tại Hà Nội.

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1-1-2010, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra.

Báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết sau ba năm thực hiện, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã giải quyết được 137 vụ việc với tổng số tiền bồi thường hơn 23,2 tỉ đồng. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng thủ tục để dân được bồi thường còn quá rườm rà, luật còn nhiều hạn chế, bất cập.

Theo quy định, một trong những điều kiện để được Nhà nước bồi thường là phải có văn bản của cơ quan nhà nước xác định rõ hành vi của người thi hành công vụ trái pháp luật hoặc bản án, quyết định trong tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại được bồi thường.

Nhiều người cho rằng để có văn bản xác định hành vi sai trái của người thi hành công vụ là cả một vấn đề, bởi nhiều cơ quan né tránh không ra văn bản hoặc có ban hành văn bản thì mang tính chất chung chung, không ghi nhận sự sai trái.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: “Một bên là cán bộ công chức được trang bị đầy đủ các quyền lực, một bên là người dân chẳng có gì, mà bắt dân phải có văn bản công nhận sai phạm của người có quyền lực ban hành.

Trong thực tế dân khó lấy được văn bản này, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế làm việc của người ta thì làm sao họ ban hành văn bản cho dân. Đây là điểm đầu tiên và cũng là điểm trọng yếu đã loại trừ đi tất cả các quyền của người yêu cầu bồi thường”.

Bà Ung Thị Xuân Hương (giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM) đặt câu hỏi: “Trong vụ việc có nhiều cơ quan liên quan thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai, liệu cơ quan thụ lý cuối cùng có phải chịu trách nhiệm? Bộ Tư pháp đã có văn bản hướng dẫn nếu lỗi của nhiều cơ quan thì phải xác định cơ quan chịu trách nhiệm chính, nhưng cách xác định như thế nào thì chưa có căn cứ nên còn có việc các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm bồi thường cho nhau. Trên thực tế, nhiều trường hợp dân bị bắt giữ, đã có kết luận oan sai và được trả tự do nhưng khi yêu cầu bồi thường, dân phải chạy đi chạy lại giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án”.

Cho rằng luật này có nhiều bất cập khi đến nay còn ba văn bản hướng dẫn chưa ban hành, nhiều nơi có kết luận về việc bồi thường nhưng thủ tục chi trả quá phiền hà.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nói: “Tôi cảm giác Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước vào cuộc sống quá ít. Tôi kiểm điểm lại xem mình có lỗi gì không mà kết quả chưa đạt được như mong muốn. Công tác bồi thường nhà nước là lĩnh vực đáng quan tâm. Hiệu quả của luật này không phải là việc bồi thường càng nhiều càng tốt. Nhưng một khi Nhà nước gây thiệt hại cho người dân, cho tổ chức, doanh nghiệp thì phải bồi thường đàng hoàng, xác đáng, kịp thời. Đặc biệt càng không được để người dân ở vị thế xin - cho. Tôi có cảm giác ở đâu đó có quyền lực vẫn xem đây là cơ chế xin - cho. Có nơi dân đòi bồi thường 20 tỉ đồng nhưng cơ quan nhà nước chỉ trả 20 triệu đồng, có phải như thế là đúng hay ở vị thế đó người dân phải chịu?”.

Ông Hà Hùng Cường kiến nghị các cơ quan nếu có vướng mắc liên quan đến luật này thì phải có đề xuất phù hợp với Quốc hội. “Như tôi biết có những vụ việc yêu cầu bồi thường kéo dài 3-4 năm mới có kết luận, bộ phải tổ chức 3-4 phiên họp để giải quyết. Luật áp dụng thế nào, đừng để xã hội rối loạn lên” - bộ trưởng nói.

Không thấy ai chịu trách nhiệm khi người dân sụp hố ga

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp kiến nghị: “Nhiều người dân bị thiệt hại, thiệt mạng khi sử dụng các tài sản mà Nhà nước quản lý như các công trình giao thông, công trình công cộng như bị sụp hố ga, bị tai nạn do các công trình giao thông đang thi công. Trong trường hợp này nếu cần văn bản xác nhận hành vi trái pháp luật của Nhà nước thì không bao giờ dân được bồi thường. Thiệt hại này xuất phát từ quá trình quản lý, khai thác tài sản của Nhà nước nhưng chúng ta thường đổ lỗi cho thiên tai, trong khi thiệt hại gây ra vô cùng lớn nhưng chưa ai đứng ra chịu trách nhiệm”.

TÂM LỤA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

Trong lúc đi thả lưới bắt cá trên đồng, người dân phát hiện bé gái sơ sinh trong một chiếc bao tải nên vội trình báo với cơ quan chức năng.

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

'Chốt' điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3 để người dân đi lại thuận tiện hơn

Phương án phân luồng, tổ chức giao thông trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất nhằm giảm xung đột giao thông, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.

'Chốt' điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3 để người dân đi lại thuận tiện hơn

Khói lại bủa vây quốc lộ 1 do đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

Sau khi thu hoạch lúa, người dân không thu gom rơm rạ về nhà mà đốt ngay trên đồng khiến khói bay khắp nơi, bủa vây nhiều đoạn trên quốc lộ 1.

Khói lại bủa vây quốc lộ 1 do đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

Tìm thấy thi thể hai chị em mất tích khi tắm trên sông Mã

Hai chị em ở bản Pom Khuông, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) bị đuối nước khi đi tắm trên sông Mã.

Tìm thấy thi thể hai chị em mất tích khi tắm trên sông Mã

Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Công an Hà Nội yêu cầu chủ xe và tài xế khi tham gia giao thông tự giác chấp hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và hướng dẫn, điều tiết, phân luồng của Iực lượng chức năng.

Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar