03/11/2022 22:35 GMT+7

Giải thưởng văn học Goncourt 2022 công bố người chiến thắng

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Nữ văn sĩ Brigitte Giraud, 56 tuổi, đã giành giải thưởng Goncourt 2022, giải thưởng văn học uy tín và lâu đời hàng đầu nước Pháp.

Giải thưởng văn học Goncourt 2022 công bố người chiến thắng - Ảnh 1.

Nhà văn Brigitte Giraud, chủ nhân giải thưởng văn học Goncourt 2022 - Ảnh: AFP

Theo Đài TF1, nhà văn Brigitte Giraud thắng giải Goncourt 2022 với cuốn Vivre vite (tạm dịch: Sống vội).

Giải thưởng được công bố ngày 3-11 và Brigitte Giraud là người phụ nữ thứ 13 giành được giải thưởng văn học 120 năm tuổi đời này.

Brigitte Giraud cũng là nữ tác giả đầu tiên giành giải Goncourt kể từ năm 2016, khi tác phẩm Chanson douce (nhan đề tiếng Việt theo Nhã Nam: Người lạ trong nhà) của nữ nhà văn gốc Marocco Leila Slimani thắng giải.

Giải thưởng văn học Goncourt 2022 công bố người chiến thắng - Ảnh 2.

Thông báo người chiến thắng từ Hội Văn học Goncourt - Ảnh: @AcadGoncourt/Twitter

Bà đã giành chiến thắng ở vòng thứ 14 trong một cuộc bỏ phiếu sít sao với tác giả cạnh tranh Giuliano da Empoli. Trong lúc cuộc bỏ phiếu cuối cùng kết thúc trong bế tắc, chủ tịch Hội văn học Goncourt (Académie Goncourt) bỏ lá phiếu quyết định cho Giraud thay vì Giuliano da Empoli.

Đây là kết quả bất ngờ, vì trước đó nhiều người đánh giá Giuliano da Empoli, 49 tuổi, có khả năng thắng cuộc cao nhất nhờ cuốn sách Le mage du Kremlin (tạm dịch: Phù thủy Điện Kremlin), kể về nước Nga 30 năm qua, đặc biệt là dưới chế độ của Tổng thống Vladimir Putin.

Cuốn Le mage du Kremlin của Giuliano da Empoli bán được gần 100.000 bản kể từ khi xuất bản chỉ hơn sáu tháng trước và giành giải Grand Prix du Roman (Giải thưởng lớn cho tiểu thuyết do Viện Hàn lâm Pháp trao tặng). Grand Prix du Roman cùng Goncourt là những giải thưởng văn học lâu đời nhất và uy tín nhất của Pháp.

Theo Đài Franceinfo, nhà văn Brigitte Giraud là người gốc Algeria. Bà đã viết hàng chục cuốn sách, tiểu thuyết, tiểu luận và truyện ngắn.

Bà viết cuốn Vivre vite để tỏ lòng kính trọng đối với người chồng thiệt mạng trong vụ tai nạn xe máy hơn 20 năm trước, để lại cho bà một đứa con trai nhỏ và hợp đồng mua nhà mới ký.

Giải thưởng văn học Goncourt được lập vào năm 1903 và được công bố vào tháng 11 hằng năm. Ban giám khảo Hội văn học Goncourt gồm 10 thành viên, trong đó có 3 phụ nữ và 7 đàn ông.

Tuy tiền thưởng chỉ vỏn vẹn 10 euro (gần 10 USD), nhưng giải thưởng Goncourt được xem là bệ phóng đưa người chiến thắng vào danh sách những nhà văn và tác phẩm ăn khách nhất. Hầu hết người thắng giải thích đóng khung tờ séc hơn là gửi ngân hàng.

Doanh số bán sách của những tên tuổi ấn tượng từng đoạt giải thưởng danh giá này như Marcel Proust, André Malraux, Elsa Triolet, Simone de Beauvoir và Marguerite Duras… lên tới 400.000 bản.

Giải thưởng văn học Goncourt sẽ không xem xét tác phẩm của tác giả thân thiết giám khảo

TTO - Viện hàn lâm Goncourt ngày 5-10 thông báo sẽ siết chặt quy trình đánh giá các tác phẩm dự thi Prix Goncourt - giải thưởng văn học danh tiếng hàng đầu nước Pháp.

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar