04/11/2016 18:00 GMT+7

Giải Goncourt 2016 trao cho nhà văn nữ trẻ tuổi

CÔNG KHANH (Tổng hợp từ báo Pháp)
CÔNG KHANH (Tổng hợp từ báo Pháp)

TTO - Khi xướng tên Leïla Slimani với tác phẩm Chanson douce (Bài hát dịu dàng), ban giám khảo giải Goncourt 2016 đã thực hiện một lựa chọn “không theo khuôn khổ”.

Leïla Slimani tại cuộc họp báo ngày 3-11-2016 - Ảnh: AFP

Báo chí Pháp tóm tắt về Leïla Slimani bằng ba từ: phụ nữ, trẻ và sinh ở nước ngoài.

Trong số 114 nhà văn được trao giải Goncourt (1903-2016), có đến 89,5% là nam. Chính việc “ưu tiên” nam giới tại giải Goncourt đã thúc đẩy sự ra đời của giải Femina (1904) mà ban giám khảo toàn nữ.

Leïla Slimani là người phụ nữ thứ 12 đoạt giải Goncourt bên cạnh 102 nhà văn nam được vinh danh.

Leïla Slimani 35 tuổi và Chanson douce là tiểu thuyết thứ hai của cô. Trước đó, tuổi trung bình của 113 nhà văn đã nhận giải Goncourt là 53,2 và tuổi trung bình của 11 nhà văn nữ là 49,5.

Với sáu phiếu bầu trong tổng số mười phiếu, “người phụ nữ trẻ sinh ở nước ngoài” Leïla Slimani đã được chọn ngay từ vòng đầu khi vượt qua Catherine Cusset với L'autre qu'on adorait (Kẻ khác mà có lẽ ta yêu),  Régis Jauffret với Cannibales (Những kẻ bạo tàn) và Gaël Faye với Petit Pays (Xứ sở nhỏ bé).

Xuất phát bằng mẩu tin trên báo về việc giết hai trẻ sơ sinh trong một khu phố đẹp ở New York (Mỹ) năm 2012, Chanson douce hút độc giả bằng lối kể chuyện tỉnh táo lẫn phong cách lạnh lùng, cô đọng. Kể từ đoạn mở gút (Le bébé est mort - Em bé đã chết), tác giả đi ngược thời gian và khai thác những vết rạn của Louise - một vú em có vẻ hoàn hảo mà sự rối loạn tâm lý ngày càng lớn lên theo câu chuyện.

Không chỉ nhận giải Goncourt, Chanson douce còn được độc giả Pháp chào đón nhiệt liệt và đang ở vị thứ 10 trong danh sách tác phẩm bán chạy theo thống kê của Datalib.

Leïla Slimani sinh tại Morocco từ người mẹ mang quốc tịch Pháp-Algeria và người cha Morocco. Về mặt số học, Leïla Slimani chỉ có ¼ dòng máu Pháp.

Leïla Slimani tốt nghiệp Học viện chính trị Paris và là phóng viên tuần báo Jeune Afrique từ 2008. Tiểu thuyết đầu tay của cô Dans le jardin de l'ogre (Trong khu vườn của yêu tinh) đang được chuyển thể thành phim.

CÔNG KHANH (Tổng hợp từ báo Pháp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Choáng ngợp với bộ tranh động vật hoang dã, có loài đã tuyệt chủng, của họa sĩ Việt Nam

Câu chuyện về voọc, sao la, khỉ vòi, vượn cáo khổng lồ, gà lôi lam mào trắng, thỏ vằn Annam và rất nhiều động vật hoang dã quý hiếm, một số loài đã tuyệt chủng... đang được kể đầy sống động qua triển lãm tranh đặc biệt của họa sĩ Đào Văn Hoàng.

Choáng ngợp với bộ tranh động vật hoang dã, có loài đã tuyệt chủng, của họa sĩ Việt Nam

Phở trong hình dung của một nhà phê bình ẩm thực cực kỳ nổi tiếng?

Tom Parker Bowles, chuyên gia ẩm thực nổi tiếng, cũng là con của Hoàng hậu Camilla - vợ Vua Charles III - nói: ‘Ẩm thực đường phố là bình dân nhưng bình dân không có nghĩa là tệ’.

Phở trong hình dung của một nhà phê bình ẩm thực cực kỳ nổi tiếng?

Diễn viên nào đang sở hữu một bảo vật quốc gia cùng kho tàng gốm từ thời dựng nước?

Hơn 400 hiện vật gồm bảo vật quốc gia chõ gốm và các bộ sưu tập độc bản, Bảo tàng Gốm thời dựng nước mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người xem.

Diễn viên nào đang sở hữu một bảo vật quốc gia cùng kho tàng gốm từ thời dựng nước?

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội

Từ những năm 1990, nhiều loại chè trong Nam được du nhập ra Bắc nhưng quán Chè Mười Sáu vẫn bán những món chè truyền thống của người Hà Nội.

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cuối tuần, đường Lê Hồng Phong, Vũng Tàu (TP.HCM) nhiều người xếp hàng giữa trưa nắng chờ mua bánh bông lan trứng muối. Loại bánh này có gì ngon mà phải mất công vậy?

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar